Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu gồm những nội dung nào?
- Có 07 giải pháp thực hiện quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải không?
Mới đây, ngày 18/7/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Tại mục IV Điều 1 Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 nêu rõ mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu
- Xây dựng hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu phân bố tương ứng với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xăng dầu của các vùng, các địa phương; tối ưu về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành.
- Phát triển hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu đảm bảo ổn định sản xuất. Quy mô, tiến độ đầu tư phù hợp với công suất thiết kế và kế hoạch sản xuất.
- Phát triển mới hệ thống dự trữ xăng dầu quy mô phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của từng vùng, địa phương theo từng giai đoạn tại các khu vực có lợi thế về cảng biển nước sâu và thuận lợi về kết nối với hệ thống cung ứng, đáp ứng nhu cầu dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia.
- Cải tạo, nâng cấp và thay mới hệ thống tuyến ống xăng dầu hiện có, đầu tư mới và hiện đại hóa phương tiện vận tải xăng dầu (các phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt).
- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp hệ thống công nghệ của hệ thống kho và đường ống theo hướng tự động hóa. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào pha chế xăng dầu, sử dụng nhiên liệu sạch, nâng cao mức độ an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác kho.
- Phát triển đồng bộ phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải đường bộ theo hướng hiện đại phù hợp với hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu quy mô lớn ở các tuyến đường mới, các khu đô thị mới, có lộ trình giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ. Tích hợp các dịch vụ tiện ích (nạp điện, sửa chữa bảo dưỡng xe, bán hàng tự động, ăn uống, bách hóa, bãi đỗ xe nghỉ qua đêm...) trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây mới cửa hàng xăng dầu.
(2) Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí đốt
- Phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng khí đốt đồng bộ với xuất nhập khẩu, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí.
- Đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa và đường ống vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng từ kho đầu nguồn tới các hộ tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu cho năng lượng, phân bón, công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng.
Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào? (Hình internet)
Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu gồm những nội dung nào?
Tại mục V Điều 1 Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 đã quy định về phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu gồm:
(1)Hệ thống kho xăng dầu
- Giai đoạn 2021 - 2030
+ Hạ tầng dự trữ sản xuất
+ Hạ tầng dự trữ quốc gia
+ Hạ tầng dự trữ thương mại(Danh mục chi tiết tại Phụ lục II, III, IV,V)
- Giai đoạn sau 2030
+ Hạ tầng dự trữ sản xuất
+ Hạ tầng dự trữ quốc gia
+ Hạ tầng dự trữ thương mại
(2) Hệ thống đường ống xăng dầu
- Giai đoạn 2021 - 2030
+ Tiếp tục khai thác hiệu quả và cải tạo, nâng cấp hệ thống vận tải xăng dầu bằng đường ống đã được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài 580,9 km, gồm:
+ Xây mới tuyến ống dẫn nhiên liệu bay từ kho đầu nguồn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu về kho sân bay Long Thành.
- Giai đoạn sau 2030
+ Mở rộng tuyến ống xăng dầu B12, đoạn từ kho Nam Phong (Hà Nội) đến kho trung chuyển tại Lương Sơn (Hòa Bình) với chiều dài khoảng 40-50 km.
+ Xây mới tuyến ống Liên Chiểu - Hòa Liên (Đà Nẵng); tuyến từ kho ven biển Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên; tuyến nối từ nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia về dầu thô, sản phẩm.
(Danh mục chi tiết tại Phụ lục VI)
Xem chi tiết Phụ lục TẢI VỀ
Có 07 giải pháp thực hiện quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải không?
Tại mục IX Điều 1 Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 đã nêu rõ:
Giải pháp thực hiện quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:
- Về cơ chế, chính sách
- Giải pháp về sử dụng đất
- Về nguồn vốn đầu tư
- Về khoa học và công nghệ
- Về môi trường và phòng chống cháy, nổ
- Về phát triển nguồn nhân lực
- Về hợp tác quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?