Điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào? Nguyên tắc điều trị ra sao?

Cho hỏi: Quy đinh điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào? Nguyên tắc điều trị ra sao? - Câu hỏi của chị Trang (Nha Trang)

Dấu hiệu trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch là gì?

Theo nội dung tại khoản 3.3.4 tiểu mục 3.4 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em (sau đây gọi tắt là "Hướng dẫn") ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch khi có một trong các dấu hiệu sau:

- Suy hô hấp nặng SpO2 < 90% khi thở khí trời, cần đặt NKQ thông khí xâm nhập.

- Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

- Huyết áp tụt, sốc, sốc nhiễm trùng, lactat máu > 2 mmol/L.

- Suy đa tạng.

- Cơn bão cytokin

- Dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng:

+ Tím trung tâm;

+ Thở bất thường, rối loạn nhịp thở;

+ Thần kinh: ý thức giảm khó đánh thức hoặc hôn mê;

+ Trẻ bỏ bú/ăn hoặc không uống được;

Như vậy, nhận biết trẻ em nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch khi có các dấu hiệu nêu trên.

Điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào? Nguyên tắc điều trị ra sao?Điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào? Nguyên tắc điều trị ra sao? (Hình từ Internet)

Điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno thực hiện theo những nguyên tắc gì?

Theo tiểu mục 4.2 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, nguyên tắc điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno được xác định như sau:

- Áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc;

- Phân loại và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh;

- Điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau...;

- Điều trị hỗ trợ khác: đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, dinh dưỡng...;

- Luôn tuân thủ nguyên tắc cấp cứu A-B-C: kiểm soát đường thở, thở, tuần hoàn;

- Cá thể hóa các biện pháp điều trị, đặc biệt là các ca bệnh nặng nguy kịch;

- Kháng sinh/kháng nấm: Chỉ sử dụng khi có chỉ định;

- Điều trị bệnh nền, bệnh kèm theo nếu có.

Như vậy, công tác điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno cần tuân thủ theo 08 nguyên tắc điều trị nêu trên.

Công tác điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào?

Việc điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch được thực hiện theo 07 nội dung được quy định tại tiểu mục 4.6 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022 như sau:

(1) Nơi điều trị

- Điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu:

+ Trẻ suy hô hấp nặng thở gắng sức với SpO2 < 94, không đáp ứng với thở ô xy, cần hỗ trợ thở không xâm nhập trở lên (CPAP, NIV HFNC..).

+ Thở máy xâm nhập.

+ ARDS trung bình đến nặng (P/F < 200, OI > 8, OSI > 7,5 khi thở NCPAP tối thiểu 5 cmH2O).

+ Sốc

+ Suy đa tạng.

+ Suy tim tối cấp

- Xét nghiệm:

Chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh theo diễn biến của người bệnh và điều kiện của cơ sở điều trị.

Theo dõi sát hàng giờ các dấu hiệu sinh tồn, nhu cầu ô xy, theo dõi phát hiện sớm một số hội chứng nặng.

(2) Hỗ trợ hô hấp

- Thở không xâm nhập (NCPAP, NIV và HFNC)

- Thở máy xâm nhập

- Chăm sóc hỗ trợ hô hấp khi thở máy:

+ Tư thế đầu cao 30°.

+ Dự phòng loét dạ dày hành tá tràng do stress bằng sucrafate hoặc thuốc ức chế bơm proton khi có nguy cơ chảy máu.

+ Thay đổi bộ làm ấm làm ẩm 5-7 ngày/lần, hoặc khi báo lỗi.

+ Bộ lọc HME không nên sử dụng ở trẻ nhỏ vì nó làm tăng khoảng chết.

(3) Thuốc điều trị

- Corticosteroid;

- IVIG;

- Thuốc kháng vi rút;

- Kháng sinh/kháng nấm;

- Thuốc chống đông: nếu có chỉ định, điều trị theo phác đồ chống đông.

(4) Điều trị nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng

Áp dụng theo phác đồ sốc nhiễm trùng ở trẻ em.

(5) Lọc máu (tại các cơ sở y tế có khả năng)

- Chỉ định lọc máu liên tục khi có một trong những dấu hiệu sau:

+ Người bệnh nặng thở máy có tình trạng quá tải dịch từ ≥ 15% (dao động 10 - 20%) không đáp ứng với lợi tiểu để duy trì cân bằng dịch.

+ Sốc nhiễm trùng sử dụng 02 thuốc vận mạch, nhưng tình trạng huyết động không ổn định.

+ Người bệnh thở máy tại ICU có tổn thương thận cấp mức độ I (theo phân loại pRIFLE).

+ BUN > 80 - 100 mg/dl.

+ Tăng kali máu > 6,5 mmol/L không đáp ứng với điều trị nội khoa.

+ Tăng hoặc giảm natri máu nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa.

+ Suy đa tạng.

- Chỉ định lọc máu hấp phụ:

Lọc máu hấp phụ bằng quả lọc Oxiris cho trẻ lớn có cân nặng ≥ 30 kg khi nghi ngờ có cơn bão cytokin (do hiện tại chưa có các quả lọc hấp phụ cho trẻ dưới 30 kg) mỗi ngày 1 quả, thời gian lọc từ 3-5 ngày.

(6) ECMO

Chỉ áp dụng tại các Trung tâm Hồi sức có khả năng thực hiện ECMO

- Chỉ định VV- ECMO

Khi thất bại với các phương pháp điều trị nội khoa, không có suy tuần hoàn (không sử dụng vận mạch) người bệnh có bất kỳ các dấu hiệu sau:

+ Thở máy ≤ 7 ngày và có một trong các dấu hiệu sau:

+ Chỉ số oxy hoá (OI):

++ OI > 45 trong 6 giờ với thở máy thường quy và/hoặc HFO.

++ OI > 35 trên 12 giờ.

+ Chỉ số máy thở cài đặt cao:

++ Áp lực bình nguyên (Pplat) trong thở máy thường quy trên 35.

++ Amplitude với thở HFO trên 55 trong 8 giờ.

+ Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí màng tim, tràn khí dưới da, khí phế thũng không đáp ứng với điều trị.

+ Tăng CO2 với pH < 7,10 trong 4 giờ.

+ Tình trạng hô hấp tiến triển xấu nhanh chóng dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tối ưu.

- Chỉ định VA-ECMO

Khi trẻ có suy tuần hoàn, không đáp ứng với thuốc vận mạch, chỉ số thuốc vận mạch VIS ≥ 40.

- Chống chỉ định ECMO

+ Chống chỉ định tuyệt đối:

++ Tổn thương thần kinh nặng (như xuất huyết nội sọ có dấu hiệu chèn ép).

++ Xuất huyết không kiểm soát.

++ Bệnh ác tính không có khả năng điều trị.

+ Chống chỉ định tương đối:

++ Thời gian thở máy trên 7 ngày.

++ Phẫu thuật thần kinh hoặc xuất huyết nội sọ (trong vòng 1-7 ngày tùy thuộc loại can thiệp, cần hội chẩn chuyên khoa thần kinh trước khi tiến hành ECMO).

++ Bệnh mạn tính tiên lượng xa nặng nề không hồi phục.

(7) Dinh dưỡng

Cho ăn sớm qua đường miệng trong vòng 24 đến 48 giờ đầu với chế độ ít calo, sau đó tăng chậm đến chế độ ăn đầy đủ calo, đảm bảo trong 7 đến 10 ngày phải đạt 2/3 năng lượng chuyển hóa cơ bản.

Như vậy, nội dung công tác thực hiện điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch được xác định như trên.

Xem chi tiết tại Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022.

Vi rút Adeno
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
05 triệu chứng nhiễm vi rút Adeno ở trẻ là gì? Bệnh do vi rút Adeno diễn biến nặng hơn trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Xét nghiệm vi rút Adeno có bao nhiêu hình thức? Người được gọi là phơi nhiễm với vi rút adeno trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người nhiễm vi rút Adeno có thể diễn biến nặng hơn khi có những yếu tố nào? Có thể bị giãn phế quản nếu bị nhiễm vi rút Adeno?
Pháp luật
Bệnh do vi rút Adeno có bao nhiêu mức độ? Chẩn đoán ca bệnh và chẩn đoán phân biệt các dấu hiệu được quy định thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào trẻ em nhiễm vi rút Adeno phải nhập viện? Điều trị nhiễm vi rút Adeno tại nhà khi ở mức độ nhẹ ra sao?
Pháp luật
Điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào? Nguyên tắc điều trị ra sao?
Pháp luật
Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được hướng dẫn như thế nào?
Pháp luật
Xử lý thi hài người bệnh nhiễm vi rút Adeno tử vong ra sao? Dấu hiệu nào nhận biết người bệnh nhiễm vi rút Adeno đang ở tình trạng nguy kịch?
Pháp luật
Đã có vaccine phòng bệnh do vi rút Adeno chưa? Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao?
Pháp luật
Công văn 1059/DP-DT năm 2022: Hướng dẫn triển khai công tác phòng chống dịch bệnh từ vi rút Adeno?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi rút Adeno
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
768 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi rút Adeno

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi rút Adeno

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào