Điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì? Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì?

Cho hỏi điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì? Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì? - Câu hỏi của anh Tiến tại Bình Dương.

Có mấy hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.

Về hình thức kinh doanh, căn cứ Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm có:

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

- Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì? Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì?

Điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì? Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì?

Trước đây, Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa bao gồm điều kiện chung và điều kiện riêng đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông; Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Căn cứ những quy định trước đây, các đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện về: nhân sự, nơi neo đậu, bộ phận quản lý và theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông…

Tuy nhiên, tại Nghị định 128/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về điều kiện chung kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và một số điều kiện cụ thể tại những điều khoản khác đối với Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông; Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Như vậy, hiện nay quy định pháp luật chỉ quy định điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau, căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP):

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2019/TT-BGTVT) có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa như sau:

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh theo quy định đồng thời bố trí tại những vị trí theo đúng thiết kế của phương tiện; đối với phương tiện mà thiết kế bị thất lạc thì phải bố trí tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy và không ảnh hưởng đến việc thoát nạn trên phương tiện.
2. Thông báo tại các cảng, bến đón trả hành khách trước 03 ngày khi có sự thay đổi biểu đồ vận hành hoặc lịch hành trình của phương tiện; trước 12 giờ khi có thay đổi thời gian xuất bến (trừ vận tải hành khách ngang sông).
3. Trong thời gian ít nhất là 10 phút trước khi phương tiện tới cảng, bến đón trả hành khách, thuyền trưởng, phải tổ chức thông báo cho hành khách tên cảng, bến, thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác (trừ vận tải hành khách ngang sông).
4. Niêm yết trên tàu: số điện thoại dường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn; bảng nội quy đi tàu (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, thùng rác và lối thoát hiểm tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.
5. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự.
6. Đón, trả hành khách tại cảng, bến hành khách được công bố hoặc cấp phép; hợp đồng vận tải phải được ký kết trước khi thực hiện vận chuyển hành khách và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết.
7. Thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải và Cảng vụ có liên quan nơi tổ chức, cá nhân vận tải hành khách:
a) Trước 10 ngày khi triển khai vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Trước 05 ngày khi ngừng hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
8. Chậm nhất ngày 20 hằng tháng có báo cáo bằng văn bản số lượt hành khách vận chuyển, luân chuyển về Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Như vậy, tuy hiện nay pháp luật không còn nhiều quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, tuy nhiên những chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phải đảm bảo thực hiện đúng những nghĩa vụ đối với hành khách được nêu bên trên.

Đường thuỷ nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì?
Pháp luật
Trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì mức phí duy tu, bảo dưỡng tàu tuần tra, xuồng cứu hộ cứu nạn được quy định thế nào?
Pháp luật
Hành vi để gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng đường thủy nội địa có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì? Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không? Có bị xử phạt không?
Pháp luật
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Pháp luật
Mức phạt vi phạm về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào?
Pháp luật
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt thế nào?
Pháp luật
Kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa, giá trị sản phẩm tận thu được xác định như thế nào?
Pháp luật
Các phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa muốn vượt nhau thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường thuỷ nội địa
3,246 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường thuỷ nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường thuỷ nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào