Điều kiện hợp thửa đất và tách thửa đất tại tỉnh Hải Dương từ ngày 14/10/2022 được quy định như thế nào?
Điều kiện hợp thửa đất tại tỉnh Hải Dương từ ngày 14/10/2022 như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định như sau:
Điều kiện hợp thửa đất
1. Phù hợp quy hoạch sử dụng đất và một trong các quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
2. Các thửa đất hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng đất; trường hợp các thửa đất có nhiều mục đích sử dụng thì phải có cùng mục đích sử dụng chính; trường hợp các thửa đất do được Nhà nước giao, cho thuê thực hiện dự án thì phải có ít nhất một mục đích sử dụng đất trùng nhau và phải phù hợp chấp thuận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm hợp thửa.
3. Thửa đất hình thành từ việc hợp thửa phải có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất quy định tại Điều 12 Quy định này.
4. Phù hợp các quy định pháp luật về xây dựng.
Theo như quy định trên thì để được tiến hành thủ tục hợp thửa đất tại tỉnh Hải Dương trong thời gian tới thì việc tiến hành hợp thửa đất phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất, các thửa đất phải cùng mục đích sử dụng đất và thửa đất hình thành sau khi hợp thửa phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa đất.
Điều kiện hợp thửa đất và tách thửa đất tại tỉnh Hải Dương từ ngày 14/10/2022 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện tách thửa đất tại tỉnh Hải Dương từ ngày 14/10/2022 như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định như sau:
Điều kiện tách thửa đất
1. Không thuộc khu vực không được tách thửa đất quy định tại Điều 11 Quy định này.
2. Diện tích các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất quy định tại Điều 12 Quy định này.
3. Hình dạng thửa đất, kích thước các cạnh của các thửa đất được hình thành sau khi sau khi tách thửa phù hợp các quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định tại Quy định này.
4. Có đường đi vào các thửa đất được hình thành sau khi sau khi tách thửa, chiều rộng cắt ngang mặt đường đối với từng loại đất như sau:
a) Bằng hoặc lớn hơn 1,5m (một mét năm mươi centimet) đối với thửa đất ở;
b) Bằng hoặc lớn hơn 7,5m (bảy phẩy năm mét) đối với thửa đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án.
5. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh.
6. Đối với thửa đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, ngoài các điều kiện trên còn phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Phù hợp chấp thuận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp thửa đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư).
Theo đó, điều kiện để tách thửa đất tại Hải Dương trong thời gian tới như sau:
- Thửa đất định tách thửa không thuộc khu vực không được tách thửa đất.
- Diện tích các thửa đất sau khi tách thửa phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa
- Hình dạng của thửa đất sau khi tách thửa phải phù hợp với quy định
- Đường đi vào thửa đất sau khi tách thửa phải có chiều rộng cắt ngang mặt đường lớn hơn 1.5m đối với đất ở; lớn hơn 7.5m đối với đất sản xuất, kinh doanh, phi nông nghiệp.
- Phù hợp với quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyêt.
Những khu vực nào không được phép tách thửa tại tỉnh Hải Dương từ ngày 14/10/2022?
Căn cứ vào Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 12/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định như sau:
Những khu vực không được tách thửa đất
1. Khu đô thị mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi thực hiện giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, gồm:
a) Khu dân cư, điểm dân cư tại đô thị;
b) Khu dân cư, điểm dân cư tại nông thôn;
c) Khu dân cư tái định cư.
3. Khu vực đã có thông báo thu hồi đất.
4. Khu vực thuộc hành lang bảo vệ các công trình công cộng mà đã nằm trong kế hoạch thu hồi đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, khu vực đô thị mới đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, khu vực đã có quy hoạch, chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khu vực đã có thông báo thu hồi đất và khu vực thuộc hành lang bảo vệ các công trình công cộng trong kế hoạch thu hồi đất sẽ là những khu vực không được tách thửa đất tại Hải Dương trong thời gian tới.
Quyết định 12/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương sẽ có hiệu lực từ ngày 14/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?