Điều kiện để người nước ngoài được học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam? Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp nào?
- Điều kiện để người nước ngoài được học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Thời gian trả lời hồ sơ đề nghị cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài là bao lâu?
- Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp nào?
Điều kiện để người nước ngoài được học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
1. Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo; họ và tên, quốc tịch của người đăng ký học, khóa học, thời gian học;
b) Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
c) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên được học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam người nước ngoài cần phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
- Là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam;
- Phải tuân thủ pháp luật Việt Nam;
- Tự nguyện đăng ký học;
- Được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Điều kiện để người nước ngoài được học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam? Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thời gian trả lời hồ sơ đề nghị cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 50 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức, mục đích, chương trình, thời gian, địa điểm hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài;
b) Giấy mời hoặc văn bản chấp thuận tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về hồ sơ đề nghị cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài.
Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 51 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài
1. Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
b) Tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho công dân Việt Nam ở Việt Nam.
2. Người được đề nghị phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đề nghị phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được đào tạo tôn giáo tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam;
b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam.
3. Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận trước của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
4. Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều này.
Như vậy theo quy định trên phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau đây:
- Tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
- Tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho công dân Việt Nam ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 31 tháng 1 là mùng mấy tết? Ngày 31 tháng 1 thứ mấy? Ngày 31 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Xem phim 18+, xem phim XXX, chia sẻ link 18+, link quay lén, lộ clip 18+, người xem, người chia sẻ có bị phạt không?
- Giám định xây dựng có bao gồm giám định chất lượng khảo sát xây dựng không? Trách nhiệm chi trả chi phí giám định xây dựng?
- Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng thì có được xét tặng Huy hiệu Đảng không? Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng?
- Thời hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức cấp lại được xác định như thế nào theo Nghị định 175?