Điều chỉnh đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 05/1/2025 thế nào? Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ ra sao?
Điều chỉnh đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 05/1/2025 thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về điều chỉnh đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
(1) Trên cơ sở đề nghị của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện điều chỉnh đề tài cấp bộ theo Mẫu 18 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
- Điều chỉnh thời gian thực hiện đề tài cấp bộ: Đề tài cấp bộ được xem xét gia hạn một lần, không quá 12 tháng và do Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt điều chỉnh. Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, ...), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và quyết định thêm thời gian gia hạn;
- Thay đổi chủ nhiệm đề tài cấp bộ: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thay đổi chủ nhiệm đề tài cấp bộ khi có một trong các trường hợp sau: Chủ nhiệm đề tài đi học tập, công tác dài hạn trên 6 tháng hoặc chuyển đổi vị trí công tác; bị ốm đau, không có khả năng điều hành hoạt động nghiên cứu (có xác nhận của cơ quan y tế); vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính hoặc không hoàn thành tiến độ nội dung đề tài theo đặt hàng mà không có lý do chính đáng; bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. Chủ nhiệm đề tài mới phải đáp ứng các quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Thay đổi thành viên đề tài cấp bộ: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thay đổi thành viên đề tài cấp bộ trong thời gian thực hiện đề tài (không tính thời gian gia hạn) khi thành viên không có thời gian hoặc sức khỏe để tiếp tục tham gia nghiên cứu. Thành viên mới phải đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
(2) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức chủ trì báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, điều chỉnh các nội dung khác của đề tài nhưng không làm thay đổi mục tiêu, sản phẩm và kinh phí của đề tài đã được phê duyệt.
Điều chỉnh đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 05/1/2025 thế nào? Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ ra sao? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
(1) Tổ chức chủ trì gửi hồ sơ điện tử đề nghị đánh giá, nghiệm thu cấp bộ về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi hết thời hạn thực hiện đề tài cấp bộ (bao gồm cả thời gian được gia hạn, nếu có) ít nhất 30 ngày.
(2) Hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
- Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ của tổ chức chủ trì kèm theo danh sách giới thiệu thành viên Hội đồng (từ 11 người trở lên, trong đó có 3 ủy viên phản biện);
- Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt, sản phẩm; Bản sao hợp đồng, thuyết minh đề tài cấp bộ và các văn bản điều chỉnh (nếu có);
- Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của đề tài cấp bộ;
- Biên bản kiểm tra hằng năm về tình hình thực hiện đề tài cấp bộ;
- Hồ sơ họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, bản giải trình của chủ nhiệm chỉnh sửa theo các ý kiến của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở;
- Các văn bản xác nhận, tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có);
- Danh mục, phương án quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài sản và kết quả nghiên cứu hình thành sau khi thực hiện đề tài.
Đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Tổ chức chủ trì tổ chức thẩm định các sản phẩm của đề tài cấp bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
- Tổ chức chủ trì thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng đánh giá cấp cơ sở). Hội đồng đánh giá cấp cơ sở có 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có Chủ tịch, 2 ủy viên phản biện, thư ký khoa học và các thành viên khác; có ít nhất 3 thành viên ngoài tổ chức chủ trì đề tài, trong đó có 1 phản biện. Chủ nhiệm đề tài, các thành viên tham gia nghiên cứu, tác giả chung công trình công bố, sách, giáo trình, cùng hướng dẫn nghiên cứu sinh hay học viên cao học là sản phẩm của đề tài không tham gia Hội đồng đánh giá cấp cơ sở. Phương thức làm việc và quy trình làm việc của Hội đồng do Thủ trưởng tổ chức chủ trì quy định.
- Hội đồng đánh giá cấp cơ sở căn cứ vào kết quả thẩm định sản phẩm tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT để đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài.
- Xếp loại, xử lý kết quả của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở
+ Hội đồng đánh giá theo 2 mức: “Đạt” và “Không đạt”. Hội đồng đánh giá “Đạt” nếu có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt xếp loại ở mức “Đạt”;
+ Đối với đề tài được Hội đồng đánh giá ở mức “Đạt”: Chủ nhiệm đề tài hoàn thiện nội dung theo kết luận của Hội đồng và báo cáo tổ chức chủ trì. Tổ chức chủ trì kiểm tra, nộp hồ sơ đề nghị nghiệm thu cấp bộ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
+ Đối với đề tài được Hội đồng đánh giá ở mức “Không đạt”: Tổ chức chủ trì báo cáo, đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh lý đề tài theo quy định tại Điều 20 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
Lưu ý: Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 5/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?