Điều 132 Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký lần đầu đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất áp dụng cho trường hợp nào?
- Điều 132 Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký lần đầu đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất áp dụng cho trường hợp nào?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất dựa trên những nguyên tắc nào?
- Luật Đất đai 2024 quy định nội dung quản lý nhà nước ra sao?
- Luật Đất đai 2024 áp dụng cho những đối tượng nào?
Điều 132 Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký lần đầu đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất áp dụng cho trường hợp nào?
NÓNG: Chính thức Nghị định 112 2024 về chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa
Tại khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký lần đầu đối với đất đai như sau:
Đăng ký lần đầu
1. Đăng ký lần đầu đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
b) Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê để sử dụng;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Tài sản gắn liền với đất mà có nhu cầu đăng ký đồng thời với đăng ký đất đai trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện đăng ký lần đầu cho các trường hợp chưa đăng ký.
Như vậy, Điều 132 Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký lần đầu đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất áp dụng cho trường hợp sau:
- Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký
- Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê để sử dụng
- Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký
- Tài sản gắn liền với đất mà có nhu cầu đăng ký đồng thời với đăng ký đất đai trong các trường hợp tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2024.
Điều 132 Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký lần đầu đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất áp dụng cho trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất dựa trên những nguyên tắc nào?
Tại Điều 131 Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất dựa trên những nguyên tắc sau:
- Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.
- Tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng được đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý đã kê khai đăng ký được ghi vào hồ sơ địa chính và được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
- Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
Luật Đất đai 2024 quy định nội dung quản lý nhà nước ra sao?
Theo Điều 20 Luật Đất đai 2024, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
(3) Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
(4) Đo đạc, chỉnh lý, lập các bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
(5) Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
(6) Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(7) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
(8) Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
(9) Quản lý tài chính về đất đai.
(10) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, trưng dụng đất.
(11) Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
(12) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
(13) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(14) Xây dựng, quản lý, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
(15) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
(16) Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
(17) Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
(18) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 18 nội dung nêu trên.
Luật Đất đai 2024 áp dụng cho những đối tượng nào?
Tại Điều 2 Luật Đất đai 2024 quy định về đối tượng áp dụng gồm có như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai.
Theo đó, những đối tượng áp dụng Luật Đất đai 2024 bao gồm các đối tượng sau:
(1) Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
(2) Người sử dụng đất.
(3) Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?