Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai là bao nhiêu?
- Các trường hợp không được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
- Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
- Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
- Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
- Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
- Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Các trường hợp không được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Theo Quyết định 03/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Gia Lai quy định diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhưng trừ các trường hợp sau:
- Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở nhưng có tranh chấp hoặc quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc thửa đất hết thời hạn sử dụng đất.
- Thửa đất thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.
- Phần diện tích đất đề nghị tách thửa đã có thông báo thu hồi đất hoặc thửa đất thuộc danh mục thu hồi đất để thực hiện dự án trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thửa đất khi thực hiện tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới không đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013. Trong đó quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được quy định như sau:
+ Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
+ Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai 2013.
Tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 03/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Gia Lai:
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới < 20 m là 36m2.
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới ≥ 20 m là 45 m2.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 50 m2.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa có bề rộng tiếp giáp đường giao thông tối thiểu là:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 4m.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 5m.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với trường hợp tách thửa mà sau tách thửa có thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý thì diện tích, kích thước được phép tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định 03/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Gia Lai:
(1) Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:
- Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 300 m2.
- Trường hợp thửa đất tại xã là 500 m2.
(2) Đối với trường hợp tách thửa đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới < 20 m là 36m2.
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới ≥ 20 m là 45 m2.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 50 m2.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa có bề rộng tiếp giáp đường giao thông tối thiểu là:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 4m.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 5m.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với trường hợp tách thửa mà sau tách thửa có thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý thì diện tích, kích thước được phép tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.
(3) Đối với thửa đất còn lại sau khi tách thửa đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì diện tích, kích thước tối thiểu phải đảm bảo diện tích, kích thước lớn hơn hoặc bằng diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới < 20 m là 36m2.
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới ≥ 20 m là 45 m2.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 50 m2.
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa có bề rộng tiếp giáp đường giao thông tối thiểu là:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 4m.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 5m.
(4) Đối với trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở không đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu nêu trên thì người sử dụng đất phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với toàn bộ diện tích thửa đất cần tách thửa.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quyết định 03/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Gia Lai:
- Thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 500 m2.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 1.000 m2.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Theo Điều 7 Quyết định 03/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Gia Lai:
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới < 20 m là 36m2.
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới ≥ 20 m là 45 m2.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 50 m2.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa có bề rộng tiếp giáp đường giao thông tối thiểu là:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 4m.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 5m.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với trường hợp tách thửa mà sau tách thửa có thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý thì diện tích, kích thước được phép tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.
Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
Theo Điều 8 Quyết định 03/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Gia Lai:
(1) Đối với đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân trong cùng thửa đất ở:
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu như sau:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới < 20 m là 36m2.
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới ≥ 20 m là 45 m2.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 50 m2.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với thửa đất hình thành sau khi tách thửa có bề rộng tiếp giáp đường giao thông tối thiểu là:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn là 4m.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 5m.
+ Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa này không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
- Đối với trường hợp tách thửa mà sau tách thửa có thửa đất không tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý thì diện tích, kích thước được phép tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500.
- Đối với diện tích đất ở của từng thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu sau đây:
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới < 20 m là 36m2.
+ Trường hợp thửa đất tại phường, thị trấn tiếp giáp với đường có chiều rộng chỉ giới ≥ 20 m là 45 m2.
+ Trường hợp thửa đất tại xã là 50 m2.
(2) Đối với diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất không phải đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở là diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quyết định này.
(3) Đối với phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng gắn liền với thửa đất phi nông nghiệp thì được tách thửa cùng với đất phi nông nghiệp mà không bị điều chỉnh về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 5 và Điều 6 Quyết định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?