Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu? Các trường hợp nào không được tách thửa đất?

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu theo quy định của pháp luật? Tôi muốn bán một mảnh đất ở huyện Gia Lâm nên tôi muốn tìm hiểu về việc tách thửa. Xin cám ơn!

Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn thủ đô Hà Nội được quy định như sau:

- Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;

- Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.

Lưu ý Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh. Thửa đất sau khi chia tách phải đảm bảo đủ điều kiện tại khoản 1 Điều này.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?

Các trường hợp nào không được phép tách thửa đất tại Thành phố Hà Nội?

Theo khoản 3 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND thì không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:

- Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

- Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt.

- Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có Thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;

- Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp khác về việc tách thửa đất tại Thành phố Hà Nội được quy định ra sao?

Theo khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND thì:

- Nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì không được phép tách thửa.

- Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận. Việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

- Không cấp Giấy chứng nhận, không làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất ở Thành phố Hà Nội thực hiện như thế nào?

Theo Quyết định 3542/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội thì thủ tục tách thửa đất hoặc hợp thửa đất ở thủ đô Hà Nội được quy định như sau:

(a) Trình tự thực hiện:

* Đối với tổ chức: Nộp hồ sơ - lấy Phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC.

* Đối với Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội:

- Tiếp nhận hồ sơ và trả phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC

- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận; chỉnh lý cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.

- Trả kết quả theo quy định.

(b) Cách thức thực hiện: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.

(c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa (Bản chính - theo Mẫu số 11/ĐK); Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Bản chính Trích đo địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội hoặc do Đơn vị có tư cách pháp nhân về đo đạc lập, được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định (Bản chính - nếu có).

- Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án: Người nhận chuyển quyền phải nộp giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (Bản sao chứng thực).

- Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì tổ chức bị thu hồi đất phải nộp Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ tài liệu liên quan đến việc đền bù, nhận đến bù khi Nhà nước thu hồi đất, hồ sơ kỹ thuật thửa đất khi thực hiện giải phóng mặt bằng (Bản sao DA chứng thực);

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

(d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, đo đạc địa chính để chia tách thửa đất (trường hợp trong hồ sơ tổ chức nộp chưa có bản trích đo địa chính, bản đồ hiện trạng), thẩm định hồ sơ, xem xét điều kiện theo quy định trình Sở Tài nguyên và Môi trường làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động, ký thông báo về việc cấp lại Giấy chứng nhận, đăng ký biến động và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

- Sau khi tổ chức hoàn thành nghĩa vụ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nộp đủ văn bản hoặc chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có); Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội trao Giấy chứng nhận cho người được cắp. Trường hợp phải bổ sung hồ sơ thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc phải thông báo bổ sung hồ sơ (thời gian bổ sung hồ sơ không tính trong thời hạn nêu trên).

(e) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. f. Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Cục Thuế thành phố Hà Nội. g. Kết quả của TTHC: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

(h) Lệ phí:

- Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận: 50.000 đồng/lần;

- Lệ phí Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 30.000 đồng/bản;

(i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất (Mẫu số 11/ĐK - ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

(k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất hiện nay ở tỉnh Cao Bằng là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được thực hiện tách thửa tại tỉnh Ninh Thuận theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu? Các trường hợp nào không được tách thửa đất?
Pháp luật
Diện tích đất ở tối thiểu khi thực hiện tách thửa đất tại tỉnh Nghệ An phải đảm bảo đạt bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu để được tách thửa đối với đất nông nghiệp ngoài khu dân cư tại tỉnh Sơn La?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Sơn La là bao nhiêu?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa và điều kiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu như thế nào?
Pháp luật
Diện tích đất thổ cư tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng là bao nhiêu?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bến Tre là bao nhiêu theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa
15,837 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào