Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình như thế nào?
- Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại tỉnh Thái Bình?
- Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình?
- Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở tại tỉnh Thái Bình?
- Các trường hợp không được phép áp dụng quy định về diện tích đất tối thiểu trên địa bàn tỉnh Thái Bình?
Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại tỉnh Thái Bình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 08/2018/QĐ-UBND) quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở cụ thể như sau:
“Điều 6: Diện tích tối thiểu được tách thửa:
1. Diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách được quy định cụ thể như sau:
a) Đất ở tại đô thị: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 3m;
b) Đất ở tại nông thôn: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m."
Tách thửa đất
Diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 08/2018/QĐ-UBND) quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp cụ thể như sau:
"Điều 6: Diện tích tối thiểu được tách thửa
...
2. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp:
a) Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa bằng hạn mức đất giao quy định tại Khoản 1 Điều 5 bản Quy định này và kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m.
b) Đối với đất nông nghiệp ngoài khu dân cư: Chỉ cho phép thực hiện việc tách thửa theo quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì làm thủ tục tách thửa đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích tối thiểu được phép tách thửa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này."
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở tại tỉnh Thái Bình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 08/2018/QĐ-UBND) quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở cụ thể như sau:
"Điều 6: Diện tích tối thiểu được tách thửa
...
3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:
Việc tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phải căn cứ cụ thể vào từng dự án đầu tư, phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định cùng với việc quyết định chủ trương đầu tư."
Các trường hợp không được phép áp dụng quy định về diện tích đất tối thiểu trên địa bàn tỉnh Thái Bình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 08/2018/QĐ-UBND) quy định về các trường hợp không được phép áp dụng quy định về diện tích tối thiểu trên địa bàn tỉnh Thái Bình cụ thể như sau:
Điều 6: Diện tích tối thiểu được tách thửa
...
7. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp:
a) Hiến tặng cho Nhà nước một phần diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa;
b) Thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai;
c) Thực hiện bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực pháp luật;
d) Các giao dịch về quyền sử dụng đất có tách thửa đã được công chứng, chứng thực hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ trước ngày 06/5/2011 đối với thửa đất ở (hoặc trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đối với thửa đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở) nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết”.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, do không xác định được cụ thể bạn muốn tách thửa đối với loại đất nào nên chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về diện tích tối thiểu đối với từng loại đất để được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình và những trường hợp không được áp dụng quy định về diện tích tối thiểu này trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn là gì? Tính thời hạn theo dương lịch hay âm lịch? Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là khi nào?
- Người đã từng mang thai có phải là điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không?
- Có được phép nhập khẩu phế liệu không? Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm gì?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn bao gồm những cơ quan nào? Phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về điều gì?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bất thường khi nào?