Điểm nổi bật về quy định mới trong thi chọn học sinh giỏi quốc gia? Sẽ mở rộng số lượng học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia đúng không?
Quy định mới mở rộng số lượng học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia có đúng không?
Căn cứ Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2012/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT) có quy định:
Số lượng thí sinh
1. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ đơn vị dự thi Hà Nội) có tối đa 06 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai (02) kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng đến tối đa 10 thí sinh.
b) Đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội có tối đa 12 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai (02) kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng đến tối đa 20 thí sinh.
2. Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Số lượng thí sinh dự thi mỗi môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định theo từng năm, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này.
Theo quy định cũ thì trường hợp số thí sinh trong 1 đội tuyển có thể tăng đến tối đa 10 (đối với Đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội là tối đa 20) khi thí sinh khi đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai (02) kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi.
Trong đó, đối với điều kiện "80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai (02) kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi". Thì quy định mới đã sửa thành "80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai (02) kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp". Tức là thông tư mới đã bỏ cụm từ “ngay trước năm tổ chức kỳ thi”
Như vậy để được xét tăng số lương thí sinh, điều kiện không còn giới hạn hai năm liên tiếp là phải ngay trước năm tổ chức kỳ thi, mà chỉ cần có thành tích trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp là có thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng thí sinh đến tối đa.
Điểm nổi bật về quy định mới trong thi chọn học sinh giỏi quốc gia? Sẽ mở rộng số lượng học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia đúng không? (Hình từ Internet)
Ai được tham gia thi học sinh giỏi quốc gia theo quy định mới nhất?
Căn cứ Điều 4 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2012/TT-BGDĐT và khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT) có quy định đối tượng và điều kiện dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia như sau:
- Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
+ Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và mỗi đại học, học viện, trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên được đăng ký là một đơn vị dự thi;
+ Thí sinh là học sinh đang học ở cấp trung học phổ thông, có xếp loại hạnh kiểm (hoặc rèn luyện) và học lực (hoặc học tập) từ khá trở lên theo kết quả cuối kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
+ Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi.
- Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: thí sinh là học sinh đang học cấp trung học phổ thông và thuộc một trong các diện sau đây:
+ Được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm theo nguyên tắc tuyển từ cao xuống thấp theo điểm thi, đảm bảo số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá 8 lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó;
+ Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm, nhưng đã tham gia tập huấn chuẩn bị dự thi Olympic khu vực và quốc tế trong năm trước đó.
Sửa đổi quy định về hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
Căn cứ Điều 18 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT) thì hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bao gồm:
- Quyết định của Thủ trưởng đơn vị dự thi về việc thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (kèm theo danh sách học sinh của mỗi đội tuyển);
- Bảng danh sách thí sinh dự thi;
- Học bạ chính của cấp học (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức trước khi kết thúc Học kỳ I của năm học) hoặc phiếu xác nhận xếp loại hạnh kiểm (hoặc rèn luyện) và học lực (hoặc học tập) của học kỳ liền kề với kỳ thi của từng thí sinh, có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức ngay sau khi kết thúc Học kỳ I của năm học);
- Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
- Thẻ dự thi.
Trên đây là một số thay đổi nổi bật trong quy định mới về thi chọn học sinh giỏi quốc gia sẽ được áp dụng trong thời gian tới.
Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 21/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?