Điểm mới vị trí việc làm giáo viên, viên chức trường công lập tại 2 Thông tư 19 và Thông tư 20 như thế nào?

Tôi muốn hỏi điểm mới vị trí việc làm giáo viên, viên chức trường công lập tại hai Thông tư 19 và Thông tư 20 như thế nào? - câu hỏi của chị P.H (Đơn Dương)

Ngày 30 tháng 10 năm 2023, Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ban hành Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT về hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thay thế cho Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thay thế cho Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT

Theo đó, tại Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT, Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT đã quy định lại những điểm mới về vị trí việc làm giáo viên, viên chức trường công lập, cụ thể:

- Chia vùng để tính định mức giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập

- Có thêm vị trí tư vấn học sinh kể từ ngày 16/12/2023

- Vị trí việc làm "giáo vụ" cũng được xác định ở cấp học tiểu học, trung học cơ sở

Chia vùng để tính định mức giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:

Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:

- Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

- Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.

Số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

- Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động

Điểm mới vị trí việc làm giáo viên, viên chức trường công lập tại hai Thông tư 19 và Thông tư 20 như thế nào?

Điểm mới vị trí việc làm giáo viên, viên chức trường công lập tại hai Thông tư 19 và Thông tư 20 như thế nào? (Hình từ Internet)

Có thêm vị trí tư vấn học sinh kể từ ngày 16/12/2023?

Ngày 30 tháng 10 năm 2023, Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT về hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT và Điều 17 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT đều bổ sung thêm vị trí tư vấn học sinh tại trường tiểu học, THCS, THPT, cụ thể:

- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường tiểu học được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên kiêm nhiệm.

- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên kiêm nhiệm.

- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động.

Vị trí việc làm giáo vụ cũng được xác định ở cấp học tiểu học, trung học cơ sở đúng không?

Về danh mục vị trí việc làm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như sau:

Danh mục khung vị trí việc làm được chia làm 4 nhóm theo quy định tại Nghị định 106/2020/NĐ-CP và theo Thông tư 12/2022/TT-BNV bao gồm:

+ Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (hiệu trưởng; phó hiệu trưởng).

+ Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (giáo viên, giáo vụ, hỗ trợ người khuyết tật,…).

+ Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung theo quy định tại Thông tư của Bộ Nội vụ (kế toán, văn thư, thủ quỹ,…) và nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (bảo vệ, phục vụ, y tế học đường…).

Theo đó, các vị trí việc làm giáo vụ, thư viện, thiết bị thí nghiệm, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật điều chỉnh từ nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

Vị trí việc làm y tế chuyển sang nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ; vị trí việc làm công nghệ thông tin được thay bằng vị trí việc làm quản trị công sở

Đồng thời, vị trí việc làm "giáo vụ" cũng được xác định ở cấp học tiểu học, trung học cơ sở thay vì chỉ có ở cấp trung học phổ thông và trường chuyên biệt nhằm giảm áp lực một số công việc quản lý hành chính đối với học sinh của giáo viên các cấp học này.

Thông tư 19/2023/TT-BGDĐTThông tư 20/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2023.

Vị trí việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp trong ngành xây dựng được quy định và hướng dẫn ra sao?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tải về 04 danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Thẩm quyền xây dựng và phê duyệt đề án thuộc về ai?
Pháp luật
Tải về danh mục vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức hành chính? Nguyên tắc xác định vị trí việc làm?
Pháp luật
Căn cứ xác định vị trí việc làm đối với các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo là gì? Tải về danh mục vị trí việc làm?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Trợ giảng hạng III như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên chính hạng 2 như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao cấp Hạng I như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm Trưởng khoa trường Đại học như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vị trí việc làm
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,309 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vị trí việc làm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vị trí việc làm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào