Điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024 thế nào? Điểm xét học bạ TDTU năm 2024?
Điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024 thế nào? Điểm xét học bạ TDTU năm 2024?
Xem thêm: Lọc ảo nguyện vọng 2024
Điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024 được công bố vào ngày 10/7/2024 cùng với điểm chuẩn Phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của TDTU, Phương thức xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo các phương thức sau:
- PT1-5HK: Phương thức 1 xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT 5HK dành cho trường THPT ký kết;
- PT1-6HK: Phương thức 1 xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT 6HK dành cho trường THPT chưa ký kết;
- PT3-ĐT1-5HK: Phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của TDTU dành cho thí sinh xét tuyển vào các ngành thu hút có Thư giới thiệu của Ban Giám hiệu các trường THPT ký kết hợp tác với TDTU;
- PT3-ĐT2-5HK: Phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của TDTU dành cho thí sinh các trường THPT ký kết có chứng chỉ tiếng Anh xét tuyển vào chương trình đại học bằng tiếng Anh và chương trình liên kết đào tạo quốc tế;
- PT3-ĐT2-6HK: Phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của TDTU dành cho thí sinh các trường THPT chưa ký kết có chứng chỉ tiếng Anh xét tuyển vào chương trình đại học bằng tiếng Anh và chương trình liên kết đào tạo quốc tế;
- PT4: Xét tuyển theo bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM năm 2024.
Cụ thể, điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024 như sau:
Trên đây là điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024.
Điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024 thế nào? Điểm xét học bạ TDTU năm 2024? (Hình từ Internet)
Trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc cơ quan nào?
Trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc cơ quan theo quy định tại Điều 1 Quyết định 747/QĐ-TTg năm 2008 như sau:
Đổi tên Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng và chuyển sang trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận quản lý Trường Đại học Tôn Đức Thắng theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng là gì? Chủ đầu tư phải lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn thế nào để thẩm tra dự án đầu tư xây dựng?
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?