Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng cơ chế tự chủ tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Cho hỏi dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng cơ chế tự chủ tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Câu hỏi của bạn An đến từ Huế.

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng cơ chế tự chủ tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định như sau:

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
1. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP .
2. Các bộ, cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
Các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm quyết định việc áp dụng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành; gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hàng năm của đơn vị sự nghiệp công.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trường hợp danh mục hiện hành phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quyết định việc tiếp tục thực hiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ chi tiết dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, gửi Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để giám sát trong quá trình thực hiện.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
...
2. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
a) Các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm: Các dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; khám, chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên thể thao quốc gia; chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội và các dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo các lĩnh vực quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là các bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tiếp tục thực hiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành trong trường hợp danh mục hiện hành phù hợp với quy định tại điểm a khoản này; đồng thời, rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Như vậy, các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc danh mục nêu trên sẽ được áp dụng cơ chế tự chủ tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng cơ chế tự chủ tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng cơ chế tự chủ tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ có các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính nào?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định như sau:

Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:
1. Các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính (A) của đơn vị là tổng các khoản thu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó bao gồm:
a) Nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
b) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định).
2. Các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính (B) của đơn vị là tổng các khoản chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Ví dụ cụ thể về việc xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Mục C Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo như quy định trên thì các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là nguồn thu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực kinh tế như thế nào?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 56/2022/TT-BTC quy định như sau:

Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:
1. Các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính (A) của đơn vị là tổng các khoản thu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó bao gồm:
a) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định);
b) Nguồn thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án theo quy định.
2. Các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính (B) của đơn vị là tổng các khoản chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Ví dụ cụ thể về việc xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác tại Mục D Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế được thực hiện theo quy định trên.

Thông tư 56/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 31/10/2022.

Dịch vụ sự nghiệp công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sử dụng ngân sách Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có được giao kèm với dự toán kinh phí không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công thực hiện dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có được cấp bù khoản thiếu hụt hay không?
Pháp luật
Phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định trước đây có gì khác so với pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Hướng dẫn nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Lưu trữ?
Pháp luật
Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được tính như thế nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Phân bổ và giao dự toán đối với dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng biên giới có thuộc dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước không?
Pháp luật
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước có khoản thu ít hơn chi có được yêu cầu ngân sách nhà nước cấp bù hay không?
Pháp luật
Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước là gì? Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước gồm những dịch vụ nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp những dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu nào thuộc ngành Tư pháp địa phương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ sự nghiệp công
2,079 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ sự nghiệp công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ sự nghiệp công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào