Dịch vụ điện toán đám mây là gì? Đề xuất quy định kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam?
Dịch vụ điện toán đám mây là gì?
Theo đề xuất tại khoản 33 Điều 3 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ cung cấp các tài nguyên điện toán đám mây bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin, nền tảng, phần mềm dưới dạng dịch vụ trên môi trường mạng.
Và điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu (khoản 32 Điều 3 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi)).
Dịch vụ điện toán đám mây là gì? Đề xuất quy định kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam? (Hình ảnh từ Internet)
Phân loại dịch vụ điện toán đám mây như thế nào?
Dịch vụ điện toán đám mây gồm các dịch vụ được đề xuất tại khoản 2 Điều 72 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) sau:
- Dịch vụ cung cấp tài nguyên máy chủ, dung lượng lưu trữ (storage), mạng (networks)…;
- Dịch vụ cung cấp khả năng tạo dựng, phát triển, quản lý và vận hành… phần mềm, bao gồm các ứng dụng.
- Dịch vụ cung cấp phần mềm, bao gồm các ứng dụng.
Đề xuất quy định về kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam?
Kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây là hoạt động sử dụng hạ tầng để cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi theo đề xuất tại Điều 71 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).
Doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây loại hình dịch vụ cung cấp tài nguyên máy chủ, dung lượng lưu trữ (storage), mạng (networks)… phải thực hiện thủ tục cấp phép theo hình thức đăng ký trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông. (khoản 1 Điều 73 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây phải tuân thủ các điều kiện đề xuất tại khoản 1 Điều 74 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) sau đây:
- Tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành, khai thác trung tâm dữ liệu, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, bảo vệ dữ liệu của người sử dụng dịch vụ, đồng thời, phải phù hợp với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
- Công bố công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, mức độ tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
- Khi ký kết Thỏa thuận cung cấp dịch vụ với người sử dụng phải bảo đảm tối thiểu các nội dung theo quy định.
- Không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, hành vi chèn ép, ngăn chặn các doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh.
- Không được thực hiện hành vi hạn chế hoặc không cung cấp dịch vụ cho người sử dụng vì các lý do không chính đáng.
Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây phải bảo đảm thông tin người dùng theo đề xuất tại Điều 75 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây có trách nhiệm lưu trữ các dữ liệu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây phải có phương án kỹ thuật để bảo đảm thông tin của người sử dụng trong quá trình xử lý, lưu trữ dữ liệu.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây không được cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng cho một bên nào khác khi chưa được sự đồng ý của người sử dụng dịch vụ.
- Khi chấm dứt Thỏa thuận cung cấp dịch vụ với người sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây phải trả lại dữ liệu cho ngưởi sử dụng hoặc chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba nếu có yêu cầu của người sử dụng hoặc xóa bỏ nếu người sử dụng không muốn nhận trả lại.
Hơn nữa, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây phải thông báo ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông khi phát hiện các hoạt động lợi dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây phải gỡ bỏ các nội dung thông tin vi phạm quy định về quyền riêng tư, thông tin vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thông tin của người sử dụng.
Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây trong việc xử lý các nội dung vi phạm
( Điều 76 Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) về xử lý nội dung vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm quy định pháp luật)
Lưu ý: Các quy định trên áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?