Đến năm 2030, Việt Nam đạt tỷ lệ tối thiểu 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng?
Mục tiêu chung trong cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?
Căn cứ Mục II Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, theo đó quy định như sau:
Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.
Mục tiêu xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đến năm 2030?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục III Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, theo đó quy định như sau:
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
- Đến năm 2030:
+ 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
+ 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
+ 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
+ Tối thiểu 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.
+ Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
Đến năm 2030, Việt Nam đạt tỷ lệ tối thiểu 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng?
Nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục III Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, theo đó quy định như sau:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý:
+ Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng khung pháp lý của bộ, ngành, địa phương hỗ trợ xây dựng, phát triển Chính phủ số và Chính quyền số các cấp. Nghiên cứu, xây dựng Luật Chính phủ số và các văn bản hướng dẫn thi hành để triển khai thực hiện.
+ Ban hành quy định về định danh và xác thực điện tử, hoàn thiện hành lang pháp lý để phổ cập danh tính số.
+ Xây dựng các chính sách, quy định pháp lý về thuế, phí nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.
- Phát triển hạ tầng số quốc gia:
+ Phát triển hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại bộ, ngành, địa phương.
+ Phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại bộ, ngành, địa phương.
+ Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.
+ Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, gắn kết với phát triển đô thị thông minh tại các bộ, ngành, địa phương.
- Phát triển nền tảng và hệ thống số quy mô quốc gia:
+ Phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng (SOC) cho các hệ thống thông tin của bộ, ngành, địa phương.
+ Phát triển các hệ thống đặc thù sử dụng trong phạm vi toàn ngành, địa phương để tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu...
+ Xây dựng, phát triển Nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ, tiện ích trong Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
- Phát triển dữ liệu số quốc gia:
+ Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính phủ số trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương; thực hiện chia sẻ hiệu quả dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành với các địa phương; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kho dữ liệu để lưu trữ dữ liệu điện tử của các công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
+ Xây dựng Hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu số từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
- Phát triển ứng dụng, dịch vụ nội bộ:
+ Phát triển hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục phát triển, hoàn thiện Trục liên thông văn bản quốc gia thành nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu số, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phát triển, hoàn thiện Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tiến tới triển khai phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp.
Phát triển, hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết nối, tích hợp theo thời gian thực với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, cơ quan, địa phương tại các cấp chính quyền.
Phát triển, hoàn thiện Hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi về thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, kết nối, liên thông với các hệ thống quản lý văn bản và điều hành của bộ, ngành, địa phương.
Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định.
+ Phát triển các ứng dụng, dịch vụ nghiệp vụ, chuyên ngành phục vụ nội bộ và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin trong và ngoài bộ, ngành, địa phương theo nhu cầu.
+ Đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký sổ, định danh số, chuyển đổi số và niêm phong điện tử trong xử lý văn bản hành chính, cắt giảm giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ.
+ Phát triển các hệ thống làm việc tại nhà, từ xa của các cơ quan nhà nước.
+ Ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả các công nghệ số mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), di động, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), mạng xã hội và các công nghệ số mới trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Chính phủ điện tử tại bộ, ngành, địa phương.
- Phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp:
+ Phát triển, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hoàn thành việc tích hợp toàn bộ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
+ Hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và Cổng tham vấn điện tử theo Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.
+ Xây dựng các kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước.
+ Phát triển, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân.
- Xây dựng, phát triển đô thị thông minh:
+ Phát triển các dịch vụ đô thị thông minh phù hợp điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế. Ưu tiên phát triển trước các dịch vụ giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội tại các đô thị như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phát triển du lịch, phát triển y tế, phát triển giáo dục, quản lý trật tự xây dựng và phải bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
+ Lựa chọn đô thị điển hình của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thử nghiệm một số dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh; kịp thời sơ kết đánh giá và nhân rộng các mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?