Đến năm 2025 phải xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt? Nguồn kinh phí cho việc xóa bỏ các lối đi tự mở đối với an toàn giao thông đường sắt?
- Đến năm 2025 phải xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt?
- Kinh phí cho việc xóa bỏ các lối đi tự mở đối với an toàn giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
- Các giải pháp chủ yếu được thực hiện để đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt là gì?
Đến năm 2025 phải xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia như sau:
Việc thu hẹp, xóa bỏ các lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia được thực hiện theo lộ trình sau:
1. Đến năm 2020 phải hoàn thành các công việc, gồm:
a) Hoàn thành việc lập hồ sơ và tổ chức quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở theo quy định tại Điều 8 và Điều 13 của Nghị định này;
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
c) Tập trung xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao; các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
d) Thu hẹp chiều rộng xuống dưới 03 mét đối với toàn bộ các lối đi tự mở có chiều rộng từ 03 mét trở lên.
2. Đến năm 2025 phải hoàn thành các công việc sau:
a) Xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt;
b) Hoàn thành việc xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia. Tổ chức vận tải qua đường sắt quốc gia tại vị trí này bằng phương thức khác hoặc bãi bỏ vị trí giao cắt này.
Như vậy, đến năm 2025 mục tiêu là phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt.
Đến năm 2025 phải xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt? Nguồn kinh phí cho việc xóa bỏ các lối đi tự mở đối với an toàn giao thông đường sắt? (Hình từ Internet)
Kinh phí cho việc xóa bỏ các lối đi tự mở đối với an toàn giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định kinh phí xóa bỏ lối đi tự mở như sau:
- Kinh phí để quản lý, giảm, xóa bỏ đối với lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng do địa phương bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc từ ngân sách trung ương phân bổ cho địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh phí để quản lý, giảm, xóa bỏ đường ngang trên đường sắt quốc gia được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được đảm bảo từ nguồn ngân sách trung ương và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí để quản lý, giảm, xóa bỏ đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt quốc gia, đường ngang trên đường sắt chuyên dùng hoặc các đường ngang do tổ chức, cá nhân sử dụng được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt quy định tại Nghị định này do chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân sử dụng chịu trách nhiệm.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở, các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.
Cụ thể, về nguồn kinh phí thực hiện việc xóa bỏ lối đi tự mở được đề cập tại tiểu mục 2 Mục IV Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
- Kinh phí xây dựng hàng rào, đường gom để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở theo địa bàn của từng địa phương: Sử dụng một phần từ nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương (2016 - 2020) bố trí cho đường sắt để xây dựng 29,7 km đường gom và 08 đường ngang; số kinh phí còn lại bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc từ ngân sách trung ương phân bổ cho địa phương theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí thực hiện xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia tại Km76+970 thuộc tuyến đường sắt Kép - Hạ Long - Cái Lân do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bố trí.
Các giải pháp chủ yếu được thực hiện để đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt là gì?
Căn cứ Mục II Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 quy định các giải pháp chủ yếu được thực hiện để đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt như sau:
- Về hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật: Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật về bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đánh giá những tồn tại, bất cập mới phát sinh trong quá trình thực hiện;...
- Tiếp tục tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt cho người dân, trong đó tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc, đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;...
- Tăng cường hiệu lực của các chủ thể liên quan đến công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự an toàn trong hoạt động đường sắt;
- Quản lý chặt chẽ đất dành cho đường sắt, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để đảm bảo trật tự hành lang an toàn đường sắt;
- Tổ chức, quản lý chặt chẽ kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở; thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt;
- Thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc giảm, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì? Trong hoạt động thương mại, những nguyên tắc cơ bản gồm những nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Điều tra?
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là một trong các căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư đúng không?