Đề xuất yêu cầu đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Đề xuất yêu cầu đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đề xuất như sau:
Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác chủ động xây dựng đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, mục đích, nội dung hợp tác rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình và các nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
- Thứ hai, dự kiến được kết quả cụ thể phù hợp với các nguyên tắc về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp và phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình.
- Thứ ba, đối tác nước ngoài tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp phải có năng lực, chuyên môn phù hợp về nội dung hợp tác.
- Thư tư, có phương án, giải pháp đảm bảo các yêu cầu về an ninh trật tự trong trong quá trình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Đề xuất yêu cầu đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được đề xuất ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đề xuất như sau:
Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
1. Trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan trung ương của các tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình theo một trong các hình thức sau đây:
a) Đăng tải thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình;
b) In ấn, phát hành các ấn phẩm về kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bao gồm các nội dung sau đây:
a) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
b) Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có);
c) Các loại báo cáo, sản phẩm: báo cáo kết thúc dự án, phi dự án; báo cáo/sản phẩm kết quả nghiên cứu; báo cáo kết quả khảo sát; báo cáo kết quả tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài; báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo về pháp luật và cải cách tư pháp, chương trình, tham luận và các tài liệu khác được phát hành tại hội nghị, hội thảo;
d) Thông tin về chuyên gia tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp;
đ) Các thông tin khác có liên quan thu được qua hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
3. Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy theo quy định trên đề xuất nội dung thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp gồm có:
- Thứ nhất, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Thứ hai, văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có).
- Thứ ba, các loại báo cáo, sản phẩm:
+ Báo cáo kết thúc dự án, phi dự án; báo cáo/sản phẩm kết quả nghiên cứu.
+ Báo cáo kết quả khảo sát.
+ Báo cáo kết quả tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài.
+ Báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo về pháp luật và cải cách tư pháp, chương trình, tham luận và các tài liệu khác được phát hành tại hội nghị, hội thảo.
- Thứ tư, thông tin về chuyên gia tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp;
- Cuối cùng, các thông tin khác có liên quan thu được qua hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế gồm có những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế gồm có:
- Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
- Thứ hai, bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Thứ ba, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
- Thứ tư, tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
- Thứ năm, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
- Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Tải Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?