Đề xuất sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, cần tăng cường biện pháp xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt?
- Quá trình xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hiện đang được thực hiện như thế nào?
- Đề nghị sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng tăng cường biện pháp xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt là thế nào?
- Dự kiến về thời gian trình và thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là khi nào?
Quá trình xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hiện đang được thực hiện như thế nào?
Ngày 06/01/2023, Chính phủ thông qua Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2023 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12 năm 2022.
Theo đó, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận, xem xét, cho ý kiến về nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và các đề nghị xây dựng các luật: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Trong đó, về Đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ đã có đánh giá như sau về quá trình xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hiện nay:
- Đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện và trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
- Đây là dự án Luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến người dân, xã hội và nền kinh tế, rất cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật để hoàn thiện khung pháp lý cho các tổ chức tín dụng để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng, phòng ngừa rủi ro, hạn chế xảy ra sai phạm.
- Đồng thời, cần có công cụ xử lý các tình huống phát sinh và có chế tài xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đề xuất sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, cần tăng cường biện pháp xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt?
Đề nghị sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng tăng cường biện pháp xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt là thế nào?
Tại Mục 3 Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2023, Chính phủ có đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật theo hướng:
- Tiếp tục tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện Luật các tổ chức tín dụng hiện hành; xác định rõ, đầy đủ các bất cập, vướng mắc là do quy định của Luật hay do quá trình tổ chức thực hiện để đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành, nghiên cứu, rà soát để luật hóa các vấn đề đã chín, đã rõ được thực tiễn chứng minh là đúng trong hoạt động ngân hàng; đánh giá tác động các đề xuất chính sách mới một cách khoa học, bài bản, đúng quy định để làm rõ mục tiêu, giải pháp chính sách chủ yếu của Luật, đối với vấn đề mới cần thiết thì thí điểm, có công cụ điều chỉnh để điều chỉnh, xử lý các vấn đề bất cập, tồn đọng, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.
- Việc xây dựng Luật cần có quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; cần xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ vấn đề bổ nhiệm lãnh đạo ngân hàng thương mại được sự đồng ý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
Phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.
- Cần thiết kế các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; có công cụ kiểm soát của Chính phủ; tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời có tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm, bao gồm cả quản lý, phê duyệt nhân sự lãnh đạo của các ngân hàng thương mại cổ phần;
Có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Trong trường hợp cấp bách, đặc biệt thì tổ chức tín dụng được vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm; tuy nhiên, cần quy định cách thức phù hợp để bảo đảm thu hồi tối đa khoản vay, hạn chế tối đa thiệt hại; nghiên cứu quy định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt theo từng mức độ giá trị khoản vay.
- Tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế để vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có chọn lọc, bảo đảm phù hợp, khả thi và hiệu quả; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động, các cơ quan, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học để tham khảo, tiếp thu trong quá trình xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
- Rà soát đầy đủ quy định của các luật có liên quan; làm rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật: trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và các luật khác thì quy định nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng hoặc sửa đổi, bổ sung ngay trong Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.ủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện và trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
- Đây là dự án Luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến người dân, xã hội và nền kinh tế, rất cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật để hoàn thiện khung pháp lý cho các tổ chức tín dụng để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng, phòng ngừa rủi ro, hạn chế xảy ra sai phạm.
- Đồng thời, cần có công cụ xử lý các tình huống phát sinh và có chế tài xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, các bên đã đặt ra vấn đề cần có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Dự kiến về thời gian trình và thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là khi nào?
Tại Mục 3 Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ về thời gian trình và thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) như sau:
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?