Đề xuất quy định mới về thời hạn chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên? Thuyền viện được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn khi nào?
Đề xuất quy định mới về thời hạn chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam đề xuất như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
...
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam đề xuất như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
...
2. GCNHLNVCB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam đề xuất như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
...
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam đề xuất như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
...
2. GCNHLNVCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
...
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
...
2. GCNHLNVCB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
...
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVĐB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
...
2. GCNHLNVCM có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy theo quy định hiện hành chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của chứng chỉ chuyên môn tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Tại dự thảo Bộ Giao thông vận tải đề xuất: chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên đều có giá trị sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc quy định hạn của Giấy chứng nhận theo tuổi lao động gây hạn chế quyền tham gia lao động của người lao động cao tuổi. Nên điều chỉnh để phù hợp với Điều 148,149,169 Bộ luật Lao động 2019.
Đề xuất quy định mới về thời hạn chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên? Thuyền viện được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn khi nào? (Hình từ Internet)
Thuyền viên tốt nghiệp chuyên ngành nào thì được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định thuyền viên được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn khi tốt nghiệp chuyên ngành sau đây:
- Chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển theo chương trình đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Các chuyên ngành trên tại các cơ sở đào tạo nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
- Chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Thuyền viện được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn khi đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
1. GCNHLNVCM do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Quan sát và đồ giải Radar;
b) Thiết bị đồ giải Radar tự động (ARPA);
c) Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);
d) Chữa cháy nâng cao;
đ) Sơ cứu y tế;
e) Chăm sóc y tế;
g) Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;
h) Xuồng cứu nạn cao tốc;
i) Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể;
k) Sỹ quan an ninh tàu biển;
l) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái;
m) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy;
n) Tiếng Anh hàng hải;
o) Hải đồ điện tử;
p) Quản lý an toàn tàu biển;
q) Bếp trưởng, cấp dưỡng;
r) Các Giấy huấn luyện nghiệp vụ khác do IMO quy định.
2. GCNHLNVCM có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy theo quy định trên thuyền viện được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn khi đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ sau đây:
- Quan sát và đồ giải Radar.
- Thiết bị đồ giải Radar tự động (ARPA).
- Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC)
- Chữa cháy nâng cao.
- Sơ cứu y tế.
- Chăm sóc y tế.
- Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn.
- Xuồng cứu nạn cao tốc.
- Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể.
- Sỹ quan an ninh tàu biển.
- Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái.
- Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy.
- Tiếng Anh hàng hải.
- Hải đồ điện tử.
- Quản lý an toàn tàu biển.
- Bếp trưởng, cấp dưỡng.
- Các Giấy huấn luyện nghiệp vụ khác do IMO quy định.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?