Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ gồm các nội dung cơ bản nào theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ gồm các nội dung cơ bản nào theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
- Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước quy định như thế nào?
- Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính và quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước ra sao?
Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ gồm các nội dung cơ bản nào theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ hợp bảo lãnh phát hành bao gồm:
(1) Tổ chức bảo lãnh chính và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh chính;
(2) Tổ chức bảo lãnh phát hành và/hoặc các tổ chức đồng bảo lãnh phát hành.
Vừa qua, Chính Phủ ban hành Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ là một trong những nội dung hồ sơ đăng ký của các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.
Tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP quy định nội dung cơ bản của Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ bao gồm:
(1) Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh;
(2) Kế hoạch thực hiện đối với đợt bảo lãnh phát hành (dự kiến thành viên tổ hợp bảo lãnh, cách thức, thời gian triển khai thực hiện, dự kiến về khối lượng, lãi suất phát hành) đề xuất chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu;
(3) Các cam kết của tổ chức bảo lãnh chính;
Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ gồm các nội dung cơ bản nào theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ như sau:
(1) Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ:
- Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm.
- Các kỳ hạn khác của trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ.
(2) Mệnh giá phát hành: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
(3) Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
(4) Hình thức trái phiếu Chính phủ
- Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.
- Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu Chính phủ đối với mỗi đợt phát hành.
(5) Lãi suất trái phiếu Chính phủ
- Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
- Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
(6) Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ
- Tiền lãi được thanh toán theo định kỳ 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc. Chủ thể phát hành thông báo cụ thể phương thức thanh toán lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
- Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.
(7) Phương thức phát hành: Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính và quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì:
(*) Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính:
- Các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán;
- Có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
(*) Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu:
- Căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP.
- Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư. Nội dung cung cấp thông tin bao gồm: khối lượng dự kiến phát hành, kỳ hạn dự kiến phát hành, định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành, thời gian dự kiến phát hành.
- Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư gồm: khối lượng dự kiến mua, khối lượng mua chắc chắn và lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác.
- Căn cứ kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu. Hợp đồng bảo lãnh phát hành là căn cứ pháp lý xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.
- Kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.
Nghị định 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?