Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng với người hút thuốc lá điện tử, tái phạm phạt gấp đôi đúng không?

Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng với người hút thuốc lá điện tử, tái phạm phạt gấp đôi đúng không?

Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng với người hút thuốc lá điện tử, tái phạm phạt gấp đôi đúng không?

Bộ Y tế đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Tải về Dự thảo Nghị định

Theo đó, tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị định đã đề xuất bổ sung Điều 26a sau Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định chứa chấp, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chứa chấp, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt nêu trên đối với hành vi tái phạm.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với các hành vi vi phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc tiêu hủy thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng;

+ Gửi thông báo xử phạt vi phạm hành chính tới cơ quan, tổ chức người vi phạm làm việc, học tập để cơ quan, tổ chức đó xử lý theo quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Như vậy, trường hợp dự thảo Nghị định nêu trên được thông qua thì người nào có hành vi chứa chấp, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể bị phạt tiền lên đến 02 triệu đồng (xử phạt gấp đôi nếu tái phạm). Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và gửi thông báo xử phạt đến cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm làm việc, học tập để cơ quan, tổ chức đó xử lý theo quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng với người hút thuốc lá điện tử, tái phạm phạt gấp đôi đúng không? (Hình từ internet)

Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng với người hút thuốc lá điện tử, tái phạm phạt gấp đôi đúng không? (Hình từ internet)

Đề xuất về định nghĩa của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ra sao?

Tại khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị định đã đề xuất bổ sung Điều 2a sau Điều 2 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về định nghĩa thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng như sau:

- Thuốc lá điện tử bao gồm thiết bị điện tử và dung dịch thuốc lá điện tử, được làm nóng khi dùng để tạo ra khí hơi cho người dùng hít vào; có bề ngoài giống sản phẩm thuốc lá điếu hoặc các hình dạng khác, bao gồm loại chứa nicotine hoặc không chứa nicotine, được thiết kế để có thể dùng một lần hoặc tái nạp dung dịch thuốc lá điện tử để dùng nhiều lần.

- Thuốc lá nung nóng bao gồm thiết bị điện tử và sản phẩm chứa sợi thuốc lá, bột thuốc lá hoặc các chất liệu khác tẩm nicotine có hình dạng điếu thuốc lá, dạng viên nang hoặc các dạng khác; không đốt cháy trực tiếp như đối với thuốc lá điếu để tạo ra các khí hơi; bao gồm cả sản phẩm lai có chứa dung dịch thuốc lá điện tử.

Buôn bán thuốc lá điện tử từ 2025 bị xử phạt thế nào?

Như đã nêu trên thì từ năm 2025, thuốc lá điện tử sẽ được coi là mặt hàng cấm tại Việt Nam.

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

5. "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.

Như vậy, hàng cấm là những mặt hàng bị Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Từ năm 2025, danh mục này sẽ bao gồm cả thuốc lá điện tử.

(1) Xử phạt hành chính:

Người thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.

01 - 03 triệu đồng

2

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.

03 - 05 triệu đồng

3

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng

03 - 10 triệu đồng

4

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.

03 - 30 triệu đồng

5

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng

30 - 50 triệu đồng

6

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng

50 - 70 triệu đồng

7

Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

70 - 90 triệu đồng

8

100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên

90 - 100 triệu đồng

Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung sau:

- Tịch thu tang vật;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có hành vi vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần cá nhân. (Quy định điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

(2) Xử lý hình sự:

Người thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 190 Bộ luật hình sự 2015.

Căn cứ Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 40 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội sản xuất buôn bán hàng cấm như sau:

Theo đó, người nào có hành vi buôn bán hàng cấm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất buôn bán hàng cấm.

Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng - 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Trường hợp pháp nhân phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm thì bị phạt tiền từ 01 - 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Đối với pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thuốc lá điện tử Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thuốc lá điện tử
Thuốc lá nung nóng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng với người hút thuốc lá điện tử, tái phạm phạt gấp đôi đúng không?
Pháp luật
Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025? Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025?
Pháp luật
Hút thuốc lá điện tử từ 2025 bị xử phạt thế nào? Buôn bán thuốc lá điện tử từ 2025 có bị đi tù không?
Pháp luật
Mẫu Bản cam kết không sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử trong trường học mới nhất là mẫu nào? Tải về?
Pháp luật
Chính thức cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025 đúng không? Cấm thuốc lá điện tử 2025 bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Thuốc lá điện tử có thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm dừng nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp cố tình quảng cáo thuốc lá điện tử sẽ bị xử phạt như thế nào? Và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này không?
Pháp luật
Thuốc lá điện tử có chứa chất gây nghiện hay không? Tác hại khủng khiếp của thuốc lá điện tử mà mọi người cần biết?
Pháp luật
Thuốc lá điện tử là gì? Bán thuốc lá điện tử cho trẻ em có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Nicotine là gì? Nicotine có trong thuốc lá điện tử không? Sử dụng Nicotine liều cao có bị trầm cảm và lo âu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc lá điện tử
2 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc lá điện tử Thuốc lá nung nóng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc lá điện tử Xem toàn bộ văn bản về Thuốc lá nung nóng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào