Đề xuất miễn giảm mức đóng kinh phí công đoàn trong một số trường hợp? Bổ sung quy định về trích kinh phí công đoàn?
Đề xuất miễn giảm mức đóng kinh phí công đoàn trong một số trường hợp?
Căn cứ tại Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm kinh phí công đoàn như sau:
Trên cơ sở duy trì nguồn thu 2% kinh phí công đoàn, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung trường hợp doanh nghiệp được miễn, giảm kinh phí công đoàn như sau:
- Phương án 1: Bổ sung khoản 5 Điều 26 về các trường hợp doanh nghiệp được miễn, giảm kinh phí công đoàn: “5. Việc miễn, giảm kinh phí công đoàn trong năm tài chính công đoàn khi doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh và có số lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên.”.
- Phương án 2: Giữ nguyên quy định hiện hành.
Đề xuất miễn giảm mức đóng kinh phí công đoàn trong một số trường hợp? Bổ sung quy định về trích kinh phí công đoàn? (Hình từ Internet)
Bổ sung quy định về trích kinh phí công đoàn đúng không?
Căn cứ tại Dự thảo dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi, bổ sung quy định về phân phối kinh phí công đoàn như sau:
Trên cơ sở duy trì nguồn thu 2% kinh phí công đoàn tại khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật xây dựng 02 phương án về phân phối kinh phí công đoàn tại khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn 2012 như sau:
- Phương án 1:
Phân phối nguồn thu kinh phí công đoàn theo khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 hàng năm: Công đoàn cấp trên cơ sở được quản lý, phân phối và sử dụng 25% trên tổng số thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được sử dụng 75% trên tổng số thu kinh phí công đoàn áp dụng cụ thể cho các trường hợp sau đây:
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chỉ có tổ chức công đoàn, toàn bộ kinh phí công đoàn nêu trên được phân phối cho công đoàn cơ sở.
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thì tổ chức này được phân phối theo số thành viên trên số lao động thu được kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên cơ sở được sử dụng số thu kinh phí công đoàn còn lại.
- Trường hợp doanh nghiệp có cả công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, công đoàn cơ sở được phân phối số kinh phí công đoàn nêu trên sau khi trừ đi số kinh phí cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012.
- Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tạm giữ toàn bộ số kinh phí nêu trên để thực hiện chi cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hoàn trả số chưa chi cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khi được thành lập theo nguyên tắc tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp do Chính phủ quy định.
- Phương án 2:
Tại những nơi đã có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, kinh phí công đoàn được phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
- Phương án 3: Giữ nguyên quy định hiện hành.
Phương thức đóng kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định phương pháp đóng quỹ công đoàn như sau:
- Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
- Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
- Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
- Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Xem toàn bộ Dự thảo dự thảo Luật Công đoàn: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?