Đề xuất kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu thế nào?
- Đề xuất hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu gồm những tài liệu gì?
- Đề xuất trình tự, cách thức thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu?
- Cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu như thế nào?
- Những đối tượng nào sẽ chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
Đề xuất hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đề xuất hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu gồm có:
- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường linh kiện nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Dự thảo này.
- Bản sao hóa đơn thương mại.
- Bản sao danh mục hàng hóa (packing list) (nếu có).
- Bản sao TA của linh kiện.
- Bản sao Tài liệu COP.
- Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ điện tử.
- Bản thông tin về linh kiện có các thông số kỹ thuật của sản phẩm kèm theo; Ảnh chụp sản phẩm linh kiện của mỗi kiểu loại (ảnh chụp tổng thể sản phẩm ở 2 mặt đối diện và các tem nhãn, các ký hiệu trên sản phẩm).
- Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu.
Đề xuất kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu theo quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất trình tự, cách thức thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đề xuất trình tự, cách thức thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện nhập khẩu như sau:
- Đối với kiểu loại linh kiện nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam, người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo này và nộp cho cơ quan kiểm tra bằng hình thức trực tiếp hoặc thực hiện thủ tục đăng kiểm điện tử.
+ Tại thời điểm đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu phải cung cấp các tài liệu: từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều 4 Dự thảo này.
+ Tài liệu quy định từ điểm e đến g khoản 2 Điều 4 Dự thảo này phải nộp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa.
- Đối với kiểu loại linh kiện đã được cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu, người nhập khẩu được miễn mở hồ sơ đăng ký kiểm tra nhưng định kỳ 03 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu của kiểu loại linh kiện này cho cơ quan kiểm tra để theo dõi.
Cơ quan kiểm tra có quyền tiến hành kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu khi phát hiện hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đề xuất như sau:
Trình tự, cách thức thực hiện
...
4. Cấp chứng chỉ chất lượng và Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu.
a) Đối với ô tô nhập khẩu
Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nhận đủ tài liệu có liên quan để làm căn cứ chứng nhận, cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng (bản giấy hoặc bản điện tử) như sau:
- Trường hợp đạt yêu cầu theo quy định thì cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe trong toàn bộ lô xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trường hợp ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì cấp Thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với linh kiện nhập khẩu
Đối với kiểu loại linh kiện nhập khẩu lần đầu của doanh nghiệp khi áp dụng Nghị định này, trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Hiệu lực của Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu tương ứng với hiệu lực của Tài liệu COP.
...
Như vậy cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu như sau:
Đối với kiểu loại linh kiện nhập khẩu lần đầu của doanh nghiệp, trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Hiệu lực của Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu tương ứng với hiệu lực của Tài liệu COP.
Xem toàn bộ Dự thảo Nghị định quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Tại đây.
Những đối tượng nào sẽ chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, những hàng hóa nêu trên sẽ chịu thuế, xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 162/2024 về điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
- Hướng dẫn CSGT giám định chuyên môn, định giá thiệt hại tài sản theo Thông tư 72 như thế nào?
- Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
- Thông tư 88/2024 về nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025? Xem toàn văn Thông tư 88/2024 ở đâu?
- Bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm? Tải về Bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm mới nhất?