Đề xuất giảm bậc tính thuế thu nhập cá nhân từ 7 bậc xuống còn 5 bậc? Biểu thuế lũy tiến hiện nay như thế nào?

Cho tôi hỏi thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của người lao động hiện nay là bao nhiêu? Có phải có đề xuất điều chỉnh giảm bậc tính thuế từ 7 xuống 5 bậc? - Câu hỏi của anh Tuân (Bắc Giang)

Biểu thuế lũy tiến đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh hiện hành được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, kinh doanh như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

>> Xem thêm: Biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 ra sao? Tăng mức đóng thuế TNCN từ 01/7/2024?

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của người lao động hiện nay? Đề xuất điều chỉnh giảm bậc tính thuế từ 7 xuống 5 bậc?

Đề xuất giảm bậc tính thuế thu nhập cá nhân từ 7 bậc xuống còn 5 bậc? Biểu thuế lũy tiến hiện nay như thế nào?

Đánh giá về mức thuế suất tại Biểu thuế lũy tiến từng phần hiện nay như thế nào?

Đối với mức thuế suất tại Biểu thuế lũy tiến từng phần, Bộ Tư pháp nêu đánh giá tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục II Phụ lục 2 Tờ trình Dự thảo Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, như sau:

Qua quá trình thực tế thực hiện, có quan điểm cho rằng Biểu thuế lũy tiến từng phần hiện hành là chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết trong khi số thuế phải nộp thêm không nhiều.

Qua rà soát kinh nghiệm quốc tế, việc áp dụng thu thuế thu nhập cá nhân theo các mức thuế suất lũy tiến từng phần là chính sách được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới với các biểu thuế lũy tiến có nhiều bậc khác nhau để áp dụng thu thuế theo các mức khác nhau đối với các nhóm người nộp thuế có mức thu nhập khác nhau, đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc của chính sách thuế (số thuế phải trả tăng theo sự gia tăng thu nhập).

Tuy cách thức và phương thức thiết kế biểu thuế các nước cũng khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm thiết kế chính sách thuế thu nhập cá nhân của mỗi nước song hầu hết các quốc gia đều áp dụng biểu thuế suất lũy tiến khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nhằm mục tiêu điều tiết thu nhập.

Những cá nhân có mức thu nhập cao hơn thì bị đánh thuế cao hơn so với những cá nhân có mức thu nhập thấp hơn.

Một số quốc gia trước đây dùng thuế suất cố định thì nay cũng đã chuyển dần sang cách đánh thuế lũy tiến, chủ yếu là các nước Đông Âu như Nga (2021), Cộng hòa Séc (2021), Latvia (2018), Lithuania (2019).

Cơ cấu biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân năm 2022 một số nước trong khu vực được tổng hợp tại bảng sau:

Đề xuất điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập cá nhân cho người lao động từ 7 bậc xuống 5 bậc?

Nội dung này được nêu tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục II Phụ lục 2 Dự thảo Tờ trình Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, như sau:

Theo khoản 2 Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì Biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với các mức thuế suất từ 5% đến 35%.

Qua rà soát cơ cấu biểu thuế hiện nay và nghiên cứu xu hướng cải thiện về mức sống dân cư trong thời gian tới cũng như kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể nghiên cứu để cắt giảm số bậc từ 7 bậc xuống 5 bậc thuế; cùng với việc xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết ở mức cao hơn vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao.

Thực hiện theo hướng này sẽ góp phần đơn giản hóa, giảm số bậc thuế nhằm tạo thuận lợi cho công tác kê khai, nộp thuế.

Cùng với việc thu hẹp dần số lượng thuế suất, có thể xem xét điều chỉnh độ giãn cách giữa các bậc thuế cho phù hợp với những thay đổi gần đây về mức sống dân cư, đồng thời khuyến khích nỗ lực lao động, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong việc thu hút những chuyên gia, lao động có tay nghề cao của nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh về nguồn nhân lực trên thế giới ngày càng gay gắt, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển.

Trong một nghiên cứu gần đây, Ngân hàng Thế giới cho rằng việc cắt giảm số bậc từ 7 bậc xuống 5 bậc là phù hợp với xu thế thế giới để cải thiện quản lý và tuân thủ thuế. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cơ cấu biểu thuế có thể sẽ có những ảnh hưởng đến số thu ngân sách.

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng và cần phù hợp với định hướng được đặt ra trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, đảm bảo phù hợp với bối cảnh KT-XH, thu nhập và mức sống của người dân và với thông lệ quốc tế;

Đặc biệt là với các nước có điều kiện tương đồng, vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, khuyến khích sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng cho rằng việc sửa đổi biểu thuế thu nhập cá nhân đảm bảo phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người dân và với thông lệ quốc tế, đặc biệt là với các nước có điều kiện tương đồng và quan hệ đầu tư, thương mại chặt chẽ với Việt Nam, vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Qua đó, khuyến khích nỗ lực lao động, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong việc thu hút những chuyên gia, lao động có tay nghề cao của nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh về nguồn nhân lực trên thế giới ngày càng gay gắt.

Việc thu hẹp số lượng bậc thuế sẽ góp phần đơn giản hóa công tác quản lý, thu thuế, tạo thuận lợi cho việc kê khai, tính thuế và phù hợp với xu hướng cải cách thuế thu nhập cá nhân trên thế giới.

Xem toàn bộ Phụ lục 2 Tờ trình Dự thảo Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại đây

Thuế thu nhập cá nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế gián thu và thuế trực thu là gì? Thuế gián thu và thuế trực thu có những loại thuế nào?
Pháp luật
Mẫu 08 cam kết thuế TNCN mới nhất 2024 dùng để làm gì? Tải về mẫu 08/CK-TNCN mới nhất 2024 ở đâu?
Pháp luật
Khai thuế thu nhập cá nhân khi có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại đâu? Khai ở tỉnh khác được không?
Pháp luật
Mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật hiện nay là bao nhiêu? Phụ cấp phẫu thuật thủ thuật có tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Thi hoa hậu đạt giải có phải đóng thuế Thu nhập cá nhân không? Mức thuế suất thuế Thu nhập cá nhân mà hoa hậu phải đóng là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế TNCN tháng 10 là khi nào? Mức tính tiền chậm nộp thuế TNCN tháng 10?
Pháp luật
Cá nhân nhận tiền từ việc chia cổ tức thì có phải đóng thuế TNCN không? Nếu có thì mức đóng là bao nhiêu?
Pháp luật
Lời chúc ngày 19 tháng 11 Quốc tế Đàn ông dành cho crush ấn tượng? Những công việc ảnh hưởng chức năng sinh sản của nam giới?
Pháp luật
Người trúng Vietlott 148 tỷ phải đóng thuế bao nhiêu? Người trúng Vietlott có được che mặt khi nhận thưởng?
Pháp luật
Nợ thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu bị cấm xuất cảnh? Người nợ thuế thu nhập cá nhân sẽ được hủy bỏ cấm xuất cảnh khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế thu nhập cá nhân
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,218 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế thu nhập cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế thu nhập cá nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào