Đề xuất Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng Tư pháp quốc gia? Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Tư pháp Quốc gia?
Đề xuất Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng Tư pháp quốc gia?
Căn cứ tại Điều 22 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014), thành phần của Hội đồng Tư pháp Quốc gia bao gồm:
- Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo một số Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chủ tịch nước giữ chức từ Thứ trưởng và tương đương trở lên.
Hiện nay, tại Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, cụ thể:
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
3. Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
Đề xuất Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng Tư pháp quốc gia? Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Tư pháp Quốc gia?
Đề xuất bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Tư pháp Quốc gia?
Căn cứ tại Điều 24 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Tư pháp Quốc gia, bao gồm:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Tư pháp Quốc gia; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Hội đồng.
- Phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; ban hành các văn bản khác của Hội đồng theo đề nghị của Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ trì các phiên họp của Hội đồng.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội đồng.
Đề xuất sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Tư pháp Quốc gia?
Căn cứ tại Điều 21 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi Điều 71 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014) đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư pháp quốc gia theo hướng như sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển Tòa án nhân dân;
- Xây dựng chế độ, chính sách cho Thẩm phán Tòa án nhân dân và các chức danh tư pháp khác trong Toà án;
- Xác định và đề xuất biên chế, ngân sách hàng năm cho Tòa án để báo cáo Quốc hội quyết định; giám sát việc Tòa án nhân dân tối cao phân bổ biên chế, kinh phí, nguồn lực cho các Toà án nhân dân;
- Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
+ Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác.
- Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này và đề nghị:
+ Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác.
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán; việc khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Thẩm phán.
Sẽ sửa đổi quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Tư pháp Quốc gia?
Nội dung này được đề xuất tại Điều 23 Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014) như sau:
Hội đồng Tư pháp Quốc gia hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế hoạt động của Hội đồng Tư pháp quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Tư pháp Quốc gia.
Xem toàn bộ Đề cương dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân tại đây: tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?