Đề xuất bổ sung chức danh thư ký nghiệp vụ công chứng? Nhiệm kỳ công chứng viên được đề xuất là bao lâu?
Quy định về tiêu chuẩn công chứng viên và bổ sung nhiệm kỳ công chứng viên như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Công chứng 2014, Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo đề xuất tại Điều 8 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) Tải về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên và nhiệm kỳ công chứng viên:
+ Bổ sung quy định công chứng viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ là 5 năm;
+ Bổ sung quy định bổ nhiệm công chứng viên hành nghề theo địa bàn cấp tỉnh phù hợp nhu cầu của Nhà nước và xã hội.
Đề xuất bổ sung chức danh thư ký nghiệp vụ công chứng? Bổ sung nhiệm kỳ công chứng viên là bao lâu? (Hình ảnh từ Internet)
Bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện như thế nào?
Việc bổ nhiệm công chứng viên được ghi nhận tại Điều 12 Luật Công chứng 2014, được thực hiện cụ thể:
(1) Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
(2) Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014;
- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
(4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.
Hơn nữa, tại Điều 12 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) Tải đề xuất cắt giảm bớt 02 loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
+ Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
+ Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Đề xuất bổ sung chức danh thư ký nghiệp vụ công chứng được quy định như thế nào?
Theo Luật Công chứng 2014, chức danh nghề nghiệp công chứng hiện tại được quy định là công chứng viên - người có đủ tiêu chuẩn và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm nhằm hành nghề công chứng như chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo đề xuất tại Điều 18 Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) Tải, định hướng bổ sung chức danh thư ký nghiệp vụ công chứng như sau:
Thư ký nghiệp vụ công chứng (điều mới)
Thư ký nghiệp vụ công chứng có nhiệm vụ giúp công chứng viên thực hiện nghiệp vụ về công chứng theo quy định. Thư ký nghiệp vụ công chứng có các tiêu chuẩn sau:
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ từ cử nhân luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên.
Như vậy, thư ký nghiệp vụ công chứng là người giúp công chứng viên thực hiện nghiệp vụ về công chúng. Thư ký nghiệp vụ công chứng phải có các tiêu chuẩn theo quy định như sau:
- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam
- Chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Không thuộc các trường hợp bổ nhiệm công chứng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?