Để trở thành Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cần đáp ứng được điều kiện về trình độ đào tạo ra sao?
Để trở thành cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cần đáp ứng được điều kiện về trình độ đào tạo ra sao?
Để trở thành Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 thì phải đáp ứng được các điều kiện về"
Trình độ đào tạo
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành: Giao thông vận tải, quản lý nhà nước, quản lý hành chính công, kinh tế, tài chính, xây dựng, kỹ thuật, luật, an ninh hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hàng không.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện khác bao gồm:
- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện đối với chức danh Cục trưởng theo quy định.
- Có trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương (sau khi được bổ nhiệm).
- Có kỹ năng sử dụng trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh bổ nhiệm Cục trưởng.
- Kinh nghiệm: Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Bộ, Phó Cục trưởng và tương đương thuộc Tổng cục.
Khung năng lực của Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam
- Pháp lý: Hỗ trợ việc thực thi chính sách; giao tiếp tốt trong và ngoài cơ quan, đơn vị Cục, Bộ GTVT; thiết lập mạng lưới quan hệ ở nhiều cấp;
- Năng lực quản lý: Xây dựng định hướng mục tiêu của các lĩnh vực phụ trách, góp phần xây dựng chiến lược tổng thể; chủ động chuẩn bị và thực hiện tiến trình thay đổi trong các lĩnh vực về hàng không dân dụng thuộc Bộ GTVT quản lý; ra quyết định phức tạp, không theo chuẩn tắc thuộc quyền hạn, chức năng của Cục; quản lý, phát huy được nguồn lực của lĩnh vực ngành hàng không dân dụng; tạo cơ hội cho cấp dưới phát triển bản thân.
- Năng lực chuyên môn: Chủ trì nghiên cứu xây dựng các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục, trình Bộ GTVT ban hành; Chủ trì xây dựng hướng dẫn thực hiện các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục, Bộ GTVT; chủ trì tổ chức thẩm định các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được Lãnh dạo Bộ GTVT phân công.
Để trở thành Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cần đáp ứng được điều kiện về trình độ đào tạo ra sao? (Hình từ Internet)
Để trở thành Phó cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cần đáp ứng được những điều kiện nào?
Để trở thành Phó Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 thì phải đáp ứng được các điều kiện về:
Trình độ đào tạo
- Có trình độ đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành: Giao thông vận tải, quản lý nhà nước, quản lý hành chính công, kinh tế, tài chính, xây dựng, luật an ninh hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành phù hợp lĩnh vực hàng không.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu về điều kiện khác
- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện đối với chức danh Phó Cục trưởng theo quy định. - Có trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương (sau khi được bổ nhiệm).
- Có kỹ năng sử dụng trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh bổ nhiệm Phó Cục trưởng.
- Kinh nghiệm: Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ: Trưởng phòng và tương đương, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Cục hoặc đã có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực từ đủ 05 năm trở lên, trong đó 03 năm liên tục gần nhất được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khung năng lực
- Năng lực chung: Trách nhiệm cao với công việc được giao, gương mẫu trong thực hiện; đề xuất điều chỉnh thủ tục, quy trình làm việc… kịp thời để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cơ quan, đơn vị; phân tích, đánh giá, đề xuất chính sách phù hợp với chiến lược, định hướng dài hạn của cơ quan, đơn vị; giao tiếp tốt với trong nội bộ cơ quan, đơn vị Cục; tìm kiếm cơ hội xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ; trao đổi, giải thích được những thông tin phức tạp.
- Năng lực quản lý: Xây dựng được mục tiêu, định hướng dịch vụ cho của mảng lĩnh vực phụ trách; chủ động chuẩn bị và thực hiện tiến trình thay đổi trong mảng lĩnh vực phụ trách; ra quyết định khó, phức tạp thuộc quyền hạn, chức năng của cơ quan, đơn vị thuộc Cục; quản lý, phát huy được nguồn lực của cơ quan , đơn vị thuộc Cục ; thúc đẩy học tập liên tục và phát triển .
- Năng lực chuyên môn: Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục HKVN ; chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hi ện các văn bản thuộc phạm vi quản lý theo nhiệm vụ được Cục trưởng Cục HKVN phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.
Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam phải thực hiện các công việc nào?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định các công việc của Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam bao gồm:
- Định kỳ phân công, bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong Cục thuộc Bộ; chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp; quản lý công chức trong Cục; tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ.
- Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Cục thuộc Bộ; định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Cục với Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách; chỉ đạo xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định; bàn giao công việc cho một Phó Cục trưởng phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.
- Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý tài sản của Cục thuộc Bộ theo theo ủy quyền, theo quy định.
- Chủ trì hoặc tham dự các cuộc họp theo quy chế làm việc của Bộ, Cục thuộc Bộ hoặc theo phân công của Lãnh đạo Bộ.
- Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Bộ và theo quy chế làm việc.
- Đảm nhiệm công việc của một vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức chuyên viên cao cấp của Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?