Để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải có trình độ đào tạo và yêu cầu điều kiện khác như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2.18 Phụ lục 1 Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải có trình độ đào tạo như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: Kỹ thuật hàng không công nghệ/kỹ thuật vật liệu, công nghệ kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điện điện tử, viễn thông, khai thác vận tải, kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên
- Có Giấy phép người lái tàu bay do Cục HKVN cấp hoặc công nhận hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có Giấy phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay mức A trở lên do Cục HKVN cấp hoặc công nhận;
- Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có bằng nhân viên điều độ khai thác bay do Cục HKVN cấp hoặc công nhận hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ đào tạo tiếp viên hàng không do Cục HKVN phê chuẩn hoặc công nhận hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và bằng chứng huấn luyện về hàng nguy hiểm của tổ chức được Cục HKVN phê chuẩn hoặc công nhận.
Căn cứ theo quy định tại Mục 2.18 Phụ lục 1 Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải có yêu cầu điều kiện khác như sau:
- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện của ngạch chuyên viên theo quy định.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải có khung năng lực như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2.18 Phụ lục 1 Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải có yêu cầu khung năng lực như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Có chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành, lĩnh vực công tác; có hiểu biết về vị trí, vai trò của chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải.
- Có khả năng tham mưu xử lý các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có khả năng tổ chức, tham mưu thực hiện các quy định, quy chế, quy trình quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; có khả năng tham gia xây dựng đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc chuyên môn, nghiệp vụ hoặc lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;
- Có năng lực tổng hợp các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành; có khả năng đề xuất giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc; có kỹ năng giao tiếp và các mối quan hệ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình; có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp.
- Có đạo đức, bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và cơ quan. công tác
Chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2.18 Phụ lục 1 Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định các công việc của chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải thực hiện những công việc bao gồm:
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng, đề xuất: Các văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình nghiên cứu khoa học về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Triển khai thực hiện: Các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay; tổng hợp chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
- Tham gia công tác xây dựng quy chế, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật về khai thác, bảo dưỡng tàu bay, điều tra tai nạn sự cố tàu bay.
- Tham gia công tác điều tra, phân tích, xác minh và đánh giá các tình huống uy hiếp an toàn, sự cố, tai nạn tàu bay;
- Tham gia công tác tổng hợp, đánh giá, phân tích phân loại sự cố, tai nạn tàu bay.
- Tham gia công tác tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận diện rủi ro an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, tham mưu các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
- Tham gia công tác tổng hợp, phân tích, dự thảo, ban hành báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân tai nạn, sự cố tàu bay.
- Tham gia phân tích dữ liệu thiết bị ghi chuyến bay liên quan đến sự cố cần phải điều tra.
- Tham gia tổng hợp báo cáo kết quả công tác đảm bảo an toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Tham gia công tác cấp, phê chuẩn, công nhận, gia hạn, giám sát, thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực Người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay, tổ chức huấn luyện nhân viên hàng không.
- Tham gia công tác đánh giá, phê chuẩn tài liệu, năng định, phạm vi hoạt động của Người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay, tổ chức huấn luyện nhân viên hàng không.
- Tham gia kiểm tra, giám sát công tác duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay,
- Tham mưu cho lãnh đạo Cục ban hành chỉ thị về công tác đảm bảo an toàn khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?