Đề thi mẫu kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP.HCM thế nào? Những thông tin mà thí sinh dự thi cần lưu ý?
Đề thi mẫu kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP.HCM thế nào?
Theo thông tin từ Cổng thông tin Đại học Quốc gia TP. HCM thì cấu trúc và độ khó đề thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM giữ ổn định như các năm.
Cụ thể, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, với ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và Phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong 150 phút, thang điểm 1.200.
Chi tiết cấu trúc bài thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM như sau:
Nội dung | Số câu | Thứ tự câu |
Phần 1: Ngôn ngữ | ||
1.1. Tiếng Việt | 20 | 1 - 40 |
1.2. Tiếng Anh | 20 | |
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu | ||
2.1. Toán học | 10 | 41 - 70 |
2.2. Tư duy logic | 10 | |
2.3. Phân tích số liệu | 10 | |
Phần 3: Giải quyết vấn đề | ||
3.1. Hóa học | 10 | 71 - 120 |
3.2. Vật lý | 10 | |
3.3. Sinh học | 10 | |
3.4. Địa lý | 10 | |
3.5 Lịch sử | 10 |
Tải đề thi mẫu kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM: Tại đây
Đề thi mẫu kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP.HCM thế nào? Những thông tin mà thí sinh dự thi cần lưu ý ? (Hình từ Internet)
Những thông tin nào mà thí sinh dự thi đánh giá năng lực cần lưu ý ?
(1) Thời gian dự thi:
Ngày 11/01/2024, Cổng thông tin đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố thời gian đăng ký thi Đánh giá năng lực năm 2024
Thời gian diễn ra kỳ thi đánh giá năng lực 2024 của Đại hoc Quốc gia Tp. HCM như sau:
Đợt 01:
- Ngày 22/01/2024: Mở đăng ký dự thi.
- Ngày 04/03/2024: Kết thúc đăng ký dự thi.
- Ngày 07/04/2024: Tổ chức thi.
- Ngày 15/04/2024: Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1.
Đợt 02:
- Ngày 16/04/2024: Mở đăng ký dự thi.
- Ngày 07/05/2024: Kết thúc đăng ký dự thi.
- Ngày 02/06/2024: Tổ chức thi.
- Ngày 10/06/2024: Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 2.
(2) Địa điểm thi:
Năm 2024, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh quyết định tổ chức 02 đợt thi đánh giá năng lực trước kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Địa điểm cụ thể như sau:
Đợt 01: Kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM sẽ được tổ chức tại 24 tỉnh/ thành phố, bao gồm:
- Trung và Nam Bộ: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận;
- Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng;
- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh;
- Tây Nam Bộ: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu
Đợt 02: Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hcm sẽ được tổ chức tại 12 tỉnh/ thành phố, bao gồm:
- Trung và Nam Trung Bộ: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa;
- Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng;
- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương;
- Tây Nam Bộ: Tiền Giang, An Giang.
=> Kết quả bài thi ĐGNL có độ tin cậy cao, được nhiều cơ sở giáo dục Đại học trong cả nước tin tưởng, khai thác sử dụng phục vụ tuyển sinh đại học. Số lượng các đơn vị sử dụng kết quả xét tuyển cũng như chỉ tiêu dành cho kỳ thi ĐGNL cũng tăng dần từng năm. Năm 2023, ngoài 10 đơn vị thành viên ĐHQG-HCM (mỗi trường dành tối thiểu 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này) còn có 87 trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM để tuyển sinh. Năm 2024, dự kiến sẽ có nhiều trường đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL hơn nữa. Việc tham dự kỳ thi ĐGNL sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.
Nguồn: Cổng thông tin Đại học Quốc gia TP.HCM
Nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh của các Trường Đại học là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT nêu rõ nội dung chủ yếu của đề án tuyển sinh bao gồm:
- Thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo, gồm cả thông tin về quyết định mở ngành, ngôn ngữ đào tạo, đội ngũ giảng viên, điều kiện học tập và nghiên cứu, văn bằng tốt nghiệp, kết quả kiểm định chất lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp (trên tổng số nhập học) và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp (theo Phụ lục III của Quy chế);
- Thông tin đầy đủ về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học;
- Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy phải phù hợp với kế hoạch chung do Bộ GDĐT ban hành), gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, chương trình đào tạo; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;
- Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
=> Cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh kèm theo công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và qua các hình thức thích hợp khác trước khi mở đăng ký dự tuyển của đợt tuyển sinh đầu tiên ít nhất 30 ngày; trường hợp điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trước ít nhất 15 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng để làm gì? Hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?