Để thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Để thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Hồ sơ thành lập Hội động quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
- Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính?
Để thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về nguyên tắc cũng như điều kiện thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) như sau:
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu về điều kiện thành lập Hội đồng quản lý nói chung được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP như sau:
Hội đồng quản lý
...
2. Điều kiện thành lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều này được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, điều kiện để thành lập Hội đồng quản lý gồm:
- Phải là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
- Phù hợp với điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và quy định của pháp luật chuyên ngành
- Được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.
Để thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Hồ sơ thành lập Hội động quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
1. Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý (qua cơ quan thẩm định) chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và xin ý kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý.
b) Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
c) Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
d) Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
đ) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
e) Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
2. Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung về sự cần thiết, số lượng, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và các nội dung khác có liên quan.
Cơ quan thẩm định báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và dự kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.
3. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất nhân sự cụ thể của Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
4. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, văn bản đề nghị thành lập và nội dung báo cáo của cơ quan thẩm định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
Theo đó, hồ sơ thành lập Hội động quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính sẽ gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý.
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
- Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
- Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định.
- Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
- Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
Ai có quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau:
Thẩm quyền thành lập, cơ quan thẩm định hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý
1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý và phê duyệt quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc phân cấp việc thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với phân cấp quản lý công chức, viên chức và quản lý tài chính của cơ quan đơn vị.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
2. Cơ quan thẩm định
a) Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền thành lập và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý là cơ quan chủ trì thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan thẩm định đối với việc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính là:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thông tư 11/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 31/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?