Đề nghị cung cấp danh sách cán bộ vi phạm nồng độ cồn để đánh giá, xếp loại tại TP HCM ra sao?
Đề nghị cung cấp danh sách cán bộ vi phạm nồng độ cồn để đánh giá, xếp loại tại TP HCM ra sao?
Theo Thông tin từ Cổng TTĐT trang Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 27/12, Sở Nội vụ TPHCM có văn bản gửi Công an Thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện về việc cung cấp thông tin các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảng viên, người lao động trong cơ quan nhà nước.
Theo Sở Nội vụ TPHCM, căn cứ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố tại Công văn 6424/UBND-ĐT ngày 22/12/2023 về quán triệt, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông, Sở Nội vụ đề nghị:
Thứ nhất, Công an Thành phố cung cấp danh sách thông tin các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảng viên, người lao động trong cơ quan nhà nước (gọi chung là cán bộ) gửi về cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác, yêu cầu kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của cán bộ vi phạm và người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, căn cứ thông báo của Công an Thành phố đối với cán bộ vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ mức độ vi phạm theo thông báo của cơ quan công an, nghiên cứu xem xét kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ vi phạm theo quy định. Đồng thời người đứng đầu cơ quan, đơn vị tự kiểm điểm trách nhiệm quản lý, tuyên truyền đối với quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông tại đơn vị.
Định kỳ hằng quý, 6 tháng và năm báo cáo kết quả xử lý về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thứ ba, để có cơ sở đề xuất lãnh đạo UBND Thành phố đưa nội dung gương mẫu chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông vào các tiêu chí để đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân. Sở Nội vụ đề nghị Công an Thành phố đề xuất các mức quy định để đưa vào tiêu chí đánh giá đối với các tập thể, cá nhân có liên quan.
Đề nghị việc cung cấp danh sách gửi về trước ngày 30/12/2023 để các cơ quan, đơn vị thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Công an Thành phố giao đơn vị làm đầu mối trao đổi với Phòng Công chức, viên chức để phối hợp trong công tác triển khai chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn 6424/UBND-ĐT.
Nguồn: https://www.chinhphu.vn
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì Sở Nội vụ TPHCM đề nghị cung cấp danh sách cán bộ vi phạm nồng độ cồn định kỳ hằng quý, 6 tháng và năm để có cơ sở đề xuất đưa vào tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, tập thể. Đồng thời, người đứng đầu đơn vị cũng tự kiểm điểm trách nhiệm quản lý.
Đề nghị cung cấp danh sách cán bộ vi phạm nồng độ cồn để đánh giá, xếp loại tại TP HCM ra sao? (Hình từ Internet)
Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức là bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức là không quá 90 ngày.
Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Nếu quá thời hạn này mà vẫn chưa có quyết định xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức ra sao?
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức tại Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 71/2023/NĐ-CP, trừ trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật thì thời hiệu xử lý kỷ luật được xác định như sau:
- 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
- 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?