Đề kiểm tra giữa kì 1 sử 11 có đáp án năm học 2024 2025? Ma trận kiểm tra giữa kì 1 sử 11 năm học 2024 2025 tham khảo?
Đề kiểm tra giữa kì 1 sử 11 có đáp án năm học 2024 2025? Ma trận kiểm tra giữa kì 1 sử 11 năm học 2024 2025 tham khảo?
Đề kiểm tra giữa kì 1 sử 11 có đáp án năm học 2024 2025 (Ma trận kiểm tra giữa kì 1 sử 11 năm học 2024 2025 tham khảo) như sau:
Đề kiểm tra giữa kì 1 sử 11 có đáp án năm học 2024 2025 (Ma trận kiểm tra giữa kì 1 sử 11 năm học 2024 2025 tham khảo) ĐỀ 1 Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây! Câu 1: Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)? A. Giai cấp tư sản. B. Nông dân. C. Tăng lữ Giáo hội. D. Bình dân thành thị. Câu 2: Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là A. C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I. Lê-nin. B. S.Mông-te-xki-ơ, Ph.Vôn-te, G.Rút-xô. C. C.Phu-ri-ê, C.Xanh-xi-mông, R.Ô-oen. D. A.Xmit, C.Xanh-xi-mông, Ph.Vôn-te. Câu 3: Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì? A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. B. Thống nhất thị trường dân tộc. C. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến. D. Hình thành quốc gia dân tộc. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại? A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới với chế độ phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân. C. Quần chúng nhân dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý tộc mới… để làm cách mạng. D. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới…, đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến. Câu 5: Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây? A. “Phát triển ngoại thương”. B. “Phát kiến địa lí”. C. “Rào đất cướp ruộng”. D. “Cách mạng Xanh”. ...Xem tiếp... TẢI VỀ ĐỀ 1 ĐỀ 2 I TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Câu 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII dựa trên tiền đề kinh tế như thế nào? A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ bị kìm hãm bởi chế độ cai trị của thực dân Anh. B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Phong trào “rào đất cướp ruộng” của quý tộc đã đẩy nông dân vào tình cảnh khổ cực. D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII? A. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế. C. Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,… D. Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất. Câu 3. Tiền đề chính trị của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì? A. Nhà nước phong kiến do vua Sác-lơ I đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ. B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân. C. Vua Sác-lơ I công khai ủng hộ các tín đồ Thanh giáo, gây bất mãn cho Giáo hội Anh. D. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản. Câu 4. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)? A. Giai cấp tư sản. B. Tăng lữ Giáo hội. C. Quý tộc phong kiến. D. Bình dân thành thị. Câu 5. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi: Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314). Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản? A. Tiền đề của cách mạng. B. Mục tiêu của cách mạng. C. Động lực của cách mạng. D. Hạn chế của cách mạng. ... II. TỰ LUẬN (4 Điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày sự thành lập của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Xác định vị trí và tên gọi của các nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết. Câu 2 (1,0 điểm) Tại sao nói Anh là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”? ...Xem tiếp... TẢI VỀ ĐỀ 2 TẢI VỀ MA TRẬN SỬ 11 THAM KHẢO Thông tin mang tính chất tham khảo, tải về để xem toàn bộ. |
Đề kiểm tra giữa kì 1 sử 11 có đáp án năm học 2024 2025? Ma trận kiểm tra giữa kì 1 sử 11 năm học 2024 2025 tham khảo? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Lịch sử của học sinh THPT là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT môn Lịch sử của Chương trình giáo dục phổ thông quy định yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh THPT như sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
TÌM HIỂU LỊCH SỬ | - Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. |
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ | - Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC | Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
Thực hiện nhiệm vụ chung giáo dục trung học năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Mục A Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH năm 2024 đề ra nhiệm vụ chung cho giáo dục trung học năm học 2024 2025 như sau:
(1) Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.
(2) Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.
(3) Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
(4) Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
(5) Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
(6) Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.