Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 6 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 kèm đáp án 2024 2025?
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 6 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 kèm đáp án 2024 2025?
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 6 có đáp án năm học 2024 2025 (Đề cương ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 kèm đáp án 2024 2025) như sau:
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 6 có đáp án năm học 2024 2025 (Đề cương ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 kèm đáp án 2024 2025) ĐỀ 1 A. Phân môn: Sinh học (20 câu – 5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên A. Sinh Hóa C. Lịch sử B. Thiên văn D. Địa chất Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi: A. Tế bào biểu bì vảy hành C. Con ong B. Con kiến D. Tép bưởi Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm: A. Thị kính, vật kính B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh) D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn. Câu 4. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là: A. Tế bào thần kinh C. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào lông hút (rễ) D. Tế bào lá cây Câu 5. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào: A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng. Câu 6. Cây lớn lên nhờ: A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu Câu 7. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào? A. Cảm ứng và vận động C. Hô hấp B. Sinh trưởng và vận động D. Cả A,B,C đúng Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống: A. Con gà, con chó, cây nhãn C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 9. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống: A. Con gà, con chó, cây nhãn C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 10. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A. 32 B. 4 C. 8 D. 16 ... B. Phân môn: Hóa học (10 câu – 2,5 điểm) Câu 21: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 22: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước C. Tuyết tan B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm để lâu bị mốc Câu 23: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây C. Mưa rơi B. Gió thổi D. Lốc xoáy ... C. Phân môn:Vật lý (10 câu – 2,5 điểm) Câu 31: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai? A. Lau chùi bằng khăn mềm. C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng B. Cất kính vào hộp kín. D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch. Câu 32 : Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ : A. Nhìn vật xa hơn C. Phóng to ảnh của một vật B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn D. Không thay đổi kích thước của ảnh Câu 33 : Tấm kính dùng làm kính lúp có : A. Phần rìa dày hơn phần giữa C. Có hai mặt phẳng B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa D. Có phần giữa bị lõm. ...Xem tiếp... TẢI VỀ ĐỀ 1 ĐỀ 2 I. ĐỀ KIỂM TRA Phần I. Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm) Câu 1. KHTN không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lí. C. Hoá học và Sinh học. B. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 2. Việc làm nào sau đây không phải là việc bảo quản kính hiển vi? A. Lau khô sau khi sử dụng. C. Rửa sạch bộ phận quang học bằng nước khoáng. B. Để nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học. D. Kính phải được bảo dưỡng định kì. Câu 3. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của KHTN? A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. C. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. B. Nghiên cứu về ngoại ngữ. D. Nghiên cứu về luật đi đường. Câu 4. Cho các vật thể sau, vật thể không sống là: A. Con gà. C. Cây lúa. B. Máy bay. D. Vi khuẩn. Câu 5. Thao tác nào dưới đây là sai khi dùng đồng hồ bấm giây? A. Nhấn nút Start để bắt đầu tính thời gian. C. Nhấn nút Reset để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi đo. B. Nhấn nút Stop đúng thời điểm kết thúc sự kiện. D. Nhấn nút Reset đúng thời điểm kết thúc sự kiện. ...Xem tiếp... TẢI VỀ ĐỀ 2 CHÚ Ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. |
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 6 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 kèm đáp án 2024 2025? (Hình từ Internet)
Đánh giá thường xuyên học sinh lớp 6 ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá thường xuyên học sinh lớp 6 như sau:
- Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
- Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
- Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 6 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34, Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 6 như sau:
- Nhiệm vụ của học sinh
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
+ Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
+ Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
- Quyền của học sinh
+ Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
+ Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
+ Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
+ Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
+ Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo hoạt động hội áp dụng cho địa phương mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo hoạt động hội ở đâu?
- Không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử, hộ kinh doanh được đặt mua hóa đơn của cơ quan thuế?
- Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam từ 25/12/2024 được quy định như thế nào theo Nghị định 147?
- Báo cáo thành tích xét thưởng đột xuất theo Nghị định 73? Tải về Mẫu Báo cáo thành tích công tác đột xuất xét thưởng theo Nghị định 73?
- Mẫu báo cáo nhập xuất vật liệu xây dựng công trình hàng ngày? Vật liệu xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?