Để được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân thì giáo viên mầm non cần có những tiêu chuẩn như thế nào?
Để được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân thì giáo viên mầm non cần có những tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định về những tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" của giáo viên mầm non như sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).
- Giáo viên mầm non có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể như sau: Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 01 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên.
Như vậy, để được xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" giáo viên mầm non cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên.
Để được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân giáo viên mầm non cần có những tiêu chuẩn như thế nào? (Hình từ internet)
Trình tự xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đối với giáo viên mầm non như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định về trình tự xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” đối với giáo viên mầm non gồm các bước như sau:
- Bước 1: Người đứng đầu đơn vị cơ sở thông báo đến công chức, viên chức trong đơn vị (bao gồm cả đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 27/2015/NĐ-CP) tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 27/2015/NĐ-CP. Các cá nhân tự giới thiệu và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn. Người đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, chuẩn bị bản khai thành tích cá nhân.
- Bước 2: Giáo viên mầm non có đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 27/2015/NĐ-CP trực tiếp hoặc qua bưu điện về cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi về nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội.
- Bước 3: Người đứng đầu đơn vị triệu tập cuộc họp toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên trong đơn vị. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số công chức, viên chức, người lao động dự họp;
- Bước 4: Người đứng đầu đơn vị thông báo thành tích của từng cá nhân đề nghị xét tặng, tổ chức việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai.
*Lưu ý: Đối với cơ sở giáo dục có số công chức, viên chức và người lao động từ 200 trở lên, việc giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại các tập thể có tổ chức Đảng và công đoàn bộ phận. Cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm từ 80% trở lên được đưa vào danh sách xét chọn.
- Bước 5: Tổ thư ký thẩm định hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (riêng Hội đồng cấp Nhà nước đăng tải danh sách đề nghị xét tặng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian ít nhất là 10 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân).
- Bước 6: Tổ thư ký tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả thăm dò dư luận; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng và tổ chức cuộc họp Hội đồng.
- Bước 7: Hội đồng thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị đối với quy định tại các Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP.
- Bước 8: Hội đồng xử lý kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”.
- Bước 9: Hội đồng hoàn thiện hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 27/2015/NĐ-CP, gửi lên Hội đồng cấp trên.
Thời gian xét tặng và công bố danh hiệu Nhà giáo Nhân dân là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian xét tặng và công bố danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Theo đó, danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 3 2 2025? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được trao huy hiệu?