Để cân bằng khi tính lương hưu giữa khối tư nhân và nhà nước thì cần điều chỉnh lại lương bình quân của thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Để công bằng trong tính lương hưu giữa khối tư nhân và nhà nước thì cần điều chỉnh lại lương bình quân của thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, mức hưởng lương hưu của người lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Theo như quy định trên thì người lao động làm việc toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp ngoài nhà nước thì mức hưởng lương hưu sẽ được tính dựa trên bình quân tiền lương tháng đóng bảo xã hội của toàn bộ thời gian mà người lao động tham gia BHXH.
Trong khi đó, đối với cán bộ, công chức có chế độ lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian làm việc tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ lương Nhà nước thì sẽ tùy vào các mốc thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định trên sẽ tính lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội theo mức 05, 06 năm, 08 năm, 10 năm, 15 năm, 25 năm cuối đóng bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với trường hợp cán bộ công chức tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được thực hiện dựa trên toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Có thể thấy sự khác biệt về mức hưởng lương hưu của người lao động tại khối tư nhân và cán bộ công chức Nhà nước là rõ rệt. Tiền lương hưu của người lao động khối tư nhận sẽ dao động theo tiền lương đóng BHXH mà người này tham gia trong toàn bộ thời gian. Trong khi đó, đối với cán bộ công chức thì sẽ phụ thuộc vào những năm cuối mà họ tham gia bảo hiểm xã hội.
Đối với cán bộ công chức sẽ có thêm chế độ thâm niên, do đó tiền lương vào những năm cuối tham gia bảo hiểm xã hội có thể sẽ cao hơn người lao động, công nhân tại các công ty tư nhân. Do đó, việc tính mức hưởng lương hưu dựa lương bình quân của thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như quy định hiện nay sẽ dẫn đến những trường hợp cùng 01 khoảng thời gian tham gia BHXH nhưng tiền lương hưu của cán bộ công chức là cao hơn người lao động.
Vì thế, nếu như muốn công bằng trong tính lương hưu giữa khối tư nhân và nhà nước thì có thể xem xét lại việc điều chỉnh quy định về bình quân lương của thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Để công bằng trong tính lương hưu giữa khối tư nhân và nhà nước thì cần điều chỉnh lại lương bình quân của thời gian đóng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện nay trong điều kiện bình thường là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Theo đó, trong điều kiện lao động bình thường thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong năm 2023 đối với nam là 60 tuổi 9 tháng và đối với nữ là 56 tuổi.
Những đối tượng nào được áp dụng chế độ hưu trí?
Căn cứ vào Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì những đối tượng thuộc khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được áp dụng chế độ hưu trí gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?