Đẩy mạnh kết nối, đồng bộ Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức có đúng không?
- Việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào?
- Nội dung đẩy mạnh triển khai kết nối, đồng bộ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những gì?
- Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức ra sao?
Việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như thế nào?
Ngày 13/04/2023, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1631/BNV-VP năm 2023 về đôn đốc triển khai cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
Theo Bộ Nội vụ, việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đã được hướng dẫn thực hiện theo Công văn 639/BNV-VP năm 2023 và Công văn 955/BNV-VP năm 2023. Cụ thể như sau:
1. Thống nhất sử dụng các trường dữ liệu thông tin về CBCCVC trong Sơ yếu lý lịch hợp nhất để cập nhật dữ liệu về CBCCVC vào CSDLQG.
2. Thực hiện kết nối qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ/cấp tỉnh và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) hoặc trực tiếp qua NDXP sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các bước thực hiện, cách thức phối hợp với giữa các đơn vị liên quan.
3. Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ trước khi kết nối với CSDLQG về CBCCVC.
4. Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ theo tiến độ đề ra
5. Tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai các nội dung nêu trên đến Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (hoặc Ban Tổ chức cán bộ) các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Lãnh đạo Sở Nội vụ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.
Đẩy mạnh kết nối, đồng bộ Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức có đúng không?
Nội dung đẩy mạnh triển khai kết nối, đồng bộ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những gì?
Theo nội dung tại Công văn 1631/BNV-VP năm 2023, để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.
Bộ Nội vụ đề nghị tập trung thực hiện các công việc sau:
- Nâng cấp hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức do đơn vị quản lý;
- Cập nhật đầy đủ các trường dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Việc cập nhật phải đảm bảo dữ liệu theo các tiêu chí: “Đúng - Đủ - Sạch - Sống”;
- Thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ trước ngày 30 tháng 4 năm 2023 theo Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023.
Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức ra sao?
Căn cứ Mục 1 Điều 1 Quyết định 893/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước như sau:
QUAN ĐIỂM
1. Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước phải phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Bảo đảm thống nhất về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế; thông tin cơ bản về cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan nhà nước được quản lý tập trung, thống nhất trong cơ sở dữ liệu; cơ quan nhà nước các cấp được cấp quyền khai thác để phục vụ công tác quản lý cán bộ.
3. Kế thừa kết quả đã triển khai của các cơ quan nhà nước (cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin), thông qua các giải pháp chuẩn hóa, chuyển đổi, tích hợp để tạo lập, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác; tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào quản lý vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử; ngoài việc phục vụ công tác thống kê, báo cáo, hoạch định chính sách, còn phải gắn với công tác quản lý điều hành, giảm thiểu các quy trình, thủ tục liên quan đến công tác cán bộ như: kê khai, bổ sung sơ yếu lý lịch và tài sản, thu nhập, thẩm tra, xác minh... góp phần đổi mới quan trọng công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới.
5. Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức phải được từng cán bộ, công chức, viên chức cũng như lãnh đạo các cơ quan nhà nước quan tâm, chung tay xây dựng và cập nhật thường xuyên, liên tục, được quản lý theo quy định, liên thông trong toàn hệ thống chính trị. Việc phân công, phân cấp khi thực hiện quản lý, khai thác, duy trì, sử dụng phải tuân theo quy định thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ xác định quan điểm đối với Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức theo nội dung nêu trên. Việc xây dựng và phát triển CSDLQG về CBCCVC phải đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà ở hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp thì làm thế nào? Ai xác định thời hạn sử dụng của nhà ở?
- Dự toán mua sắm có phải thẩm định không? Phạm vi áp dụng dự toán mua sắm theo quy định Luật Đấu thầu?
- Mẫu Kết luận kiểm tra đảng viên chấp hành của Chi bộ? Tải về mẫu kết luận kiểm tra đảng viên của chi bộ mới nhất?
- Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 1 2025 thứ mấy?
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?