Đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù từ 15/8/2022?
- Nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù?
- Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế vùng dân tộc thiểu số?
- Nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù?
- Tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù?
Nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù?
Theo quy định tại Điều 54 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành quy định về nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù cụ thể như sau:
(1) Đối tượng
Các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg .
(2) Nội dung đầu tư
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 9 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg .
(3) Sửa chữa công trình hạ tầng
Thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và Điều 42 Thông tư số 15/2022/TT-BTC. Kinh phí sửa chữa công trình hạ tầng chỉ áp dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ, bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình trên địa bàn thôn, bản thuộc danh mục đầu tư.
(4) Cơ chế thực hiện
- Quy trình triển khai: theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và các quy định có liên quan phù hợp với tình hình thực tế từng thôn, bản tại địa phương.
- Giao xã làm chủ đầu tư; đối với công trình phạm vi liên thôn, có kỹ thuật phức tạp giao UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện theo phân cấp quản lý; cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát, đánh giá các công trình triển khai trên địa bàn.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản có dân tộc khó khăn đặc thù từ 15/8/2022?
Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế vùng dân tộc thiểu số?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành quy định về nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cụ thể như sau:
(1) Đối với các hộ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù
- Đối tượng: Hộ thuộc danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg.
- Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư 15/2022/TT-BTC.
(2) Đối với các hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn
- Đối tượng: Hộ nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg .
- Nội dung hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 9 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg
Nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù?
Đối với quy định về nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù thì tại Điều 57 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành quy định cụ thể như sau:
(1) Đối tượng
Bà mẹ mang thai, hộ gia đình có trẻ em dưới 05 tuổi; cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thôn, bản.
(2) Nội dung hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại Điều 44 Thông tư 15/2022/TT-BTC .
Tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù?
Tại Điều 59 Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành quy định về tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù cụ thể như sau:
UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện:
(1) Rà soát đối tượng thụ hưởng; lập, thẩm định và phê duyệt đề án thành phần đối với nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù; xác định đối tượng ưu tiên lựa chọn địa bàn có đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù thực hiện dự án; xác định định mức cho vay phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tổng hợp nhu cầu vốn, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch vốn thực hiện dự án hằng năm và theo giai đoạn.
(2) Phê duyệt danh sách hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn được vay vốn thông qua ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thông tư 02/2022/TT-UBDT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Nghị định 151 như thế nào?
- Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Chức năng bí danh trên ứng dụng nhắn tin là gì? Thông tin cá nhân trên mạng cần được bảo vệ theo 05 nguyên tắc nào?
- Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành? Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam?
- Mẫu Sổ tiếp công dân theo Thông tư 04? Tải về Mẫu số 03 Sổ tiếp công dân mới nhất? Mục đích của việc tiếp công dân?