Hành vi đầu cơ và bán nhỏ giọt xăng dầu sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Hiện nay, tình trạng giá xăng dầu tăng cao kỷ lục khiến nhiều cửa hàng treo biển hết xăng hoặc bán xăng rất nhỏ giọt. Vậy hình thức xử lý đối với hành vi đầu cơ và bán nhỏ giọt xăng dầu là gì?

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ và bán nhỏ giọt xăng dầu là gì?

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu như sau:

"Điều 35. Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 5 Điều này."

Theo đó, hành vi không không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Các trường hợp vi phạm như: Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định, bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức (theo Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).

Đầu cơ và bán nhỏ giọt xăng dầu

Đầu cơ và bán nhỏ giọt xăng dầu

Mức xử lý hình sự đối với hành vi đầu cơ xăng dầu là gì?

Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì hành vi đầu cơ xăng dầu nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội đầu cơ như sau:

"Điều 196. Tội đầu cơ
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

Theo đó, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Nếu hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giá bán lẻ xăng dầu là gì?

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 99/2020/NĐ-CPkhoản 4 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về giá bán lẻ xăng dầu tuy vào mức độ vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được, cụ thể như sau:

"Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về giá bán lẻ xăng dầu và quy trình điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trình tự điều chỉnh giá hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định khoản 2 Điều này."

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức (theo Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).

Xăng dầu Tải trọn bộ các quy định về Xăng dầu hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu?
Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất không tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2023? Tiếp tục duy trì mức thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít đối với xăng?
Pháp luật
Chính thức: Thuế bảo vệ môi trường 2023 đối với xăng dầu không tăng trở về mức kịch khung mà chỉ ở mức 2.000 đồng/lít?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03 : 2014/BCT về trang thiết bị, phụ trợ và phương tiện kho xăng dầu ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo lượng xăng dầu đưa vào, đưa ra kho ngoại quan xăng dầu mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024?
Pháp luật
Kinh doanh xăng dầu phải đóng các loại thuế nào? Kinh doanh xăng dầu có bắt buộc phải đóng thuế bảo vệ môi trường không?
Pháp luật
Cập nhật giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Hành vi “găm” xăng dầu chờ tăng giá trong tình hình có biến động bất thường như hiện nay có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Điều kiện trở thành tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là gì? Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xăng dầu
1,474 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào