Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học và phòng chống rác thải nhựa 2024 tỉnh An Giang?
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học và phòng chống rác thải nhựa 2024 tỉnh An Giang?
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học và phòng chống rác thải nhựa 2024 tỉnh An Giang như sau:
Câu 1: Loại túi nào thân thiện với môi trường hơn?
A. Túi nilon
B. Túi giấy dùng 1 lần
C. Túi vải dùng nhiều lần
D. Không có đáp án đúng
Câu 2: Đồng bằng Sông Cửu Long có bao nhiêu Vườn Quốc Gia?
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 3: Sự kiện Giờ Trái đất khởi xướng đầu tiên vào năm nào?
A. 2010
B. 2008
C. 2009
D. 2007
Câu 4: Theo Kế hoạch số 556/KH-UBND ngày 13/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh An Giang, đơn vị nào là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ ưu tiên “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tái chế chất thải nhựa, sản xuất vật liệu thân thiện môi trường nhằm thay thế túi ni lông khó phân hủy và chất thải nhựa dùng một lần”?
A. Sở Khoa học và Công nghệ
B. Sở Công thương
C. Sở Tài nguyên và Môi trường
D. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Câu 5: Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực hiện nay là?
A. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
B. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
C. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
D. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993
Câu 6: Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do quốc gia nào khởi xướng?
A. Việt Nam
B. Mỹ
C. Singapore
D. Australia
Câu 7: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, hành vi nào sau đây không phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
A. Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
B. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường
C. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
D. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường
Câu 8: Sự kiện tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết hưởng ứng Giờ Trái Đất diễn ra vào thời gian nào sau đây?
A. Từ 20h00 đến 21h00 ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 3 hàng năm
B. Từ 20h00 đến 21h00 ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm
C. Từ 20h30 đến 21h30 ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm
D. Từ 20h30 đến 21h30 ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3 hàng năm
Câu 9: Vườn Quốc gia Tràm Chim được Chính phủ công nhận là Vườn Quốc gia vào năm nào?
A. 2000
B. 1998
C. 1999
D. 1994
Câu 10: Vùng Tây Nam Bộ có bao nhiêu Vườn Quốc gia?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Câu 11: Theo Kế hoạch số 556/ KH - UBND ngày 13/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh An Giang đặt ra mục tiêu đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý bao nhiêu phần trăm lượng chất thải nhựa phát sinh?
A. 85%
B. 80%
C. 50%
D. 75%
Câu 12: Theo Điều 25, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
A. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
B. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
C. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
D. Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
Câu 13: Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn được tổ chức định kỳ vào thời gian nào?
A. Thứ bảy cuối cùng của tháng 9 hằng năm
B. Thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm
C. Tuần thứ 3 tháng 3 hằng năm
D. Tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm
Câu 14: Vườn Quốc Gia Cúc Phương được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1965
B. Năm 1964
C. Năm 1963
D. Năm 1962
Câu 15: Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu vườn quốc gia?
A. 33
B. 34
C. 23
D. 21
Câu 16: Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường quy định thời gian nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu đối với bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt, năm lốp từ thời gian nào?
A. Ngày 01/01/2025
B. Ngày 01/01/2024
C. Ngày 01/01/2023
D. Ngày 20/01/2022
Câu 17: Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường quy định thời gian nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm điện, điện tử từ thời gian nào?
A. Ngày 01/01/2024
B. Ngày 01/01/2025
C. Ngày 20/01/2022
D. Ngày 01/01/2023
Câu 18: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn Ngày Môi Trường Thế Giới là ngày nào sau đây?
A. Ngày 5/5 hằng năm
B. Ngày 6/6 hằng năm
C. Ngày 5/6 hằng năm
D. Ngày 6/5 hằng năm
Câu 19: Việt Nam tham gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn vào năm nào?
A. 1999
B. 1993
C. 1995
D. 1994
Câu 20: Chủ đề ngày Môi trường thế giới năm 2024 là:
A. Hành động vì thiên nhiên
B. Vì một hành tinh xanh
C. Giải pháp cho ô nhiễm nhựa (Solutions to Plastic Pollution) trong đó tập trung thực hiện hiện chiến dịch "Chống ô nhiễm nhựa"
D. Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học và phòng chống rác thải nhựa 2024 tỉnh An Giang như trên.
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học và phòng chống rác thải nhựa 2024 tỉnh An Giang? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường gồm:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
- Thời gian nhận xét đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù hàng tuần của phạm nhân được tính như thế nào?
- Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?
- Trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/1/2025 như thế nào?