Đánh trống khai giảng năm học mới 2023-2024 như thế nào? Đánh trống khai giảng mấy hồi mấy tiếng?
Đánh trống trường khai giảng năm học 2023-2024 như thế nào? Đánh trống khai giảng mấy hồi mấy tiếng?
Đánh trống khai giảng là hoạt động quan trọng trong buổi lễ khai giảng để báo hiệu bắt đầu một năm học mới.
Đánh trống trường không có một quy định cụ thể nào, vì vậy đánh trống khai giảng thường có các kiểu đánh như sau:
- Một tiếng, hai tiếng, ba tiếng và một hồi dài, mỗi kiểu tương ứng với một hiệu lệnh: “Tựu”
- hoặc 3 hồi + 9 tiếng; 1 hồi + 9 tiếng hoặc 1 hồi + 3 tiếng
Dưới đây là cách đánh trống thông dụng được nhiều người dùng:
Đánh trống khai giảng được đánh theo 3 hồi trống như sau:
- Hồi 1: 3 tiếng đầu đánh mạnh, đều và chậm; loạt trống phía sau đánh nhẹ dần và nhanh dần, không hạn định số lần đánh thường đánh thêm khoảng 9 đến 10 tiếng.
- Hồi 2 và hồi 3 đánh tương tự như hồi 1.
Đánh trống khai giảng năm học 2023-2024 như thế nào? Đánh trống khai giảng mấy hồi mấy tiếng? (Hình từ Internet)
Lịch khai giảng năm học 2023-2024 của cả nước vào ngày nào?
Căn cứ theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo như quy định trên, cả nước sẽ khai giảng năm học 2023-2024 vào ngày 5/9/2023.
Đồng thời tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
a) Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
b) Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).
- Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
- Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo đó, nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương được thực hiện như quy định trên.
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2023-2024 ngành Giáo dục được Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra gồm những gì?
Tại Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023 - 2024 của ngành Giáo dục kèm theo Quyết định 2457/QĐ-BGDĐT năm 2023 đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2023-2024 bao gồm:
- Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục.
- Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổthông và giáo dục thường xuyên.
- Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
- Bố trí, phân bổ ngân sách nhà nước và huy động, sử dụng hiệu quảcác nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh.
- Tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tếtrường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.
- Quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
- Hội nhập quốc tế trong giáo dục.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành.
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hội viên Hội công chứng viên phải báo cáo với ai về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?