Danh sách sao kê MTTQ 14 9 Vietcombank? Chi tiết danh sách sao kê MTTQ 14 9 2024 Vietcombank như thế nào?
Danh sách sao kê MTTQ 14 9 Vietcombank? Chi tiết danh sách sao kê MTTQ 14 9 2024 Vietcombank như thế nào?
Ngày 17/9/2024, MTTQ thống kê chi tiết file sao kê MTTQ Việt Nam ngày 14 9 2024 ngân hàng Vietcombank.
File sao kê MTTQ 14 9 Vietcombank cụ thể như sau:
Tải File sao kê MTTQ 14 9 Vietcombank tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại miền Bắc.
Hoặc xem trực tiếp File sao kê MTTQ 14 9 Vietcombank tiền quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại miền Bắc TẠI ĐÂY
Đồng thời, có thể Check var file sao kê MTTQ Vietcombank ngày 14 9 ủng hộ đồng bào miền bắc bị lũ lụt 9899 trang qua các đường link như sau:
(1) Link check var sao kê MTTQ Việt Nam https://var.j2team.dev/
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://var.j2team.dev/
Bước 2: Nhập một thông tin cơ bản để tra cứu, bao gồm:
- Tên người chuyển khoản: Nhập họ và tên đầy đủ của người đã thực hiện đóng góp.
- Nội dung chuyển khoản: Nhập nội dung ghi trên lệnh chuyển khoản (ví dụ: Ủng hộ miền Trung, Chung tay phòng chống dịch…).
- Số tiền: Nhập chính xác số tiền đã đóng góp.
- Mã giao dịch: Nhập mã giao dịch được cung cấp bởi ngân hàng sau khi chuyển khoản thành công.
(2) Link check var sao kê MTTQ Việt Nam https://tracuusaoke.co/
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://tracuusaoke.co/
Bước 2: Chọn ngân hàng Vietcombank hoặc Vietinbank
Bước 3: Nhập một thông tin cơ bản như trên để tra cứu
Lưu ý: Các Link check var sao kê này được phát triển bởi các cá nhân/nhóm độc lập để hỗ trợ người dùng, không phải website chính thức của MTTQ Việt Nam.
Danh sách sao kê MTTQ 14 9 2024 Vietcombank? (Hình từ Internet)
Vai trò, nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay là gì?
Tại Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định về vai trò, nhiệm vụ MTTQ Việt Nam hiện nay như sau:
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam qua các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.
Nhiệm vụ Ban cứu trợ Trung ương MTTQ Việt Nam là gì?
Tại Điều 4 Quyết định 1764/QĐ-MTTW-BVĐ năm 2023 quy định nhiệm vụ Ban cứu trợ Trung ương như sau:
(1) Tổ chức vận động và quyên góp
- Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhân dân thì tùy mức độ, phạm vi thiệt hại, Ban Vận động cứu trợ Trung ương có trách nhiệm đề xuất Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi và phát động ủng hộ quyên góp; hướng dẫn Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh và các tổ chức, đơn vị, cá nhân được tiếp nhận. (Theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h tại khoản 1, Điều 2, Nghị định số 93 thực hiện nội dung kêu gọi).
- Trường hợp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ra lời kêu gọi nhưng có các tổ chức, cá nhân tự nguyện hỗ trợ, đóng góp thì Ban Vận động cứu trợ Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức tiếp nhận, quản lý, phân phối tiền, hàng (hiện vật) cứu trợ.
(2) Tổ chức tiếp nhận và quản lý tiền, hàng hóa (hiện vật) cứu trợ
Tiếp nhận bằng tiền:
- Ban Vận động cứu trợ Trung ương mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, Ngân hàng Chính sách xã hội để tiếp nhận, quản lý tiền cứu trợ; thực hiện ghi sổ theo dõi về thu, chi và mẫu biểu báo cáo theo quy định.
- Số tiền do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp ủng hộ qua Ban Vận động cứu trợ Trung ương nộp về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương.
- Số tiền do các tổ chức, cá nhân ủng hộ có địa chỉ cụ thể thì Ban Vận động cứu trợ Trung ương và các tổ chức, đơn vị được phép tiếp nhận có trách nhiệm chuyển đến địa chỉ theo yêu cầu.
Tiếp nhận hàng hóa (hiện vật) cứu trợ
- Căn cứ tình hình cụ thể, Ban Vận động cứu trợ Trung ương có phương án chuẩn bị kho bãi để tiếp nhận hàng hóa (hiện vật) cứu trợ khi cần thiết; mở đầy đủ sổ nhập kho, xuất kho, chứng từ nhập, xuất hàng cứu trợ theo quy định.
- Trường hợp tiếp nhận hàng hóa (hiện vật) cứu trợ là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, quyền sử dụng đất, tài sản khác...thì Ban Vận động cứu trợ Trung ương tổ chức bán đấu giá theo quy định pháp luật hiện hành về đấu giá tài sản và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương.
- Việc tiếp nhận tiền mặt, hiện vật phải lập thành văn bản ghi rõ số tiền, số lượng hiện vật, chủng loại,...có chữ ký của lãnh đạo, Ban Phong trào, Văn phòng cơ quan, nhà tài trợ.
(3) Tổ chức phân phối và sử dụng tiền, hàng hóa (hiện vật) cứu trợ
- Căn cứ mức độ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng gây ra; căn cứ số tiền, hàng hóa (hiện vật) đã tiếp nhận; căn cứ tiền, hàng hóa (hiện vật) của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương, người dân bị thiệt hại (không thông qua Ban Vận động cứu trợ Trung ương), Ban Vận động cứu trợ Trung ương tổ chức họp (hoặc xin ý kiến bằng văn bản) xem xét quyết định phân phối tiền, hàng hóa (hiện vật) cứu trợ. Thành viên Ban Vận động có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn xin ý kiến, nếu quá thời hạn xin ý kiến được xem là đồng ý với đề xuất của thường trực Ban Vận động.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Vận động cứu trợ Trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng gây ra.
- Trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất, không đủ thời gian để họp hoặc xin ý kiến Ban Vận động thì Thường trực Ban Vận động gồm: Trưởng ban, các Phó trưởng Ban trao đổi, thống nhất quyết định và Báo cáo lại Ban Vận động trong thời hạn 30 ngày.
(4) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; kiểm tra, giám sát
- Ban Vận động cứu trợ Trung ương thường xuyên giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân và Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh để nắm tình hình thiệt hại; kết quả vận động, phân bổ, sử dụng tiền, hàng hóa (hiện vật) và công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả tại địa phương.
- Ban Vận động cứu trợ Trung ương phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các nội dung về ý nghĩa đợt vận động, thời gian, địa chỉ, số tài khoản tiếp nhận; kết quả phân bổ và sử dụng tiền, hàng hóa (hiện vật) cứu trợ; danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ Nhân dân, địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố nghiêm trọng.
- Định kỳ hoặc đột xuất Ban Vận động cứu trợ Trung ương tiến hành hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị tiếp nhận, phân phối tiền, hàng hóa (hiện vật) cứu trợ; tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác vận động, cứu trợ ở Trung ương để đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng báo cáo gửi Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?