Danh sách các trường Đại học tại TPHCM? Trường đại học công lập tự chủ tài chính là như thế nào?
Danh sách trường Đại học công lập tại TPHCM hiện nay?
(1) Các trường đại học công lập tự chủ tài chính:
- Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TPHCM
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế – Luật
- Khoa Y – Đại học Quốc gia TPHCM
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Trường Đại học Công nghệ thông tin- Đại học Quốc gia TPHCM
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
- Trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM
- Trường Đại học Luật TPHCM
- Trường Đại học Mở TPHCM
- Trường Đại học Y Dược TPHCM
- Trường Đại học Ngoại thương TPHCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM
- Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
(2) Các trường đại học công lập chưa tự chủ tài chính:
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
- Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
- Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Nhạc viện TP.HCM
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM
- Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP. HCM
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
- Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM
- Trường Đại học Văn hóa TP.HCM
- Trường Đại học An ninh Nhân dân
- Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
- Trường Đại học Lao động – Xã hội
Danh sách trường Đại học tại TPHCM? Trường đại học công lập tự chủ tài chính là như thế nào? (Hình từ Internet)
Danh sách trường Đại học ngoài công lập tại TPHCM?
- RMIT University Vietnam
- Trường Đại học Fulbright Việt Nam
- Trường Đại học Greenwich Vietnam
- Trường Đại học Swinburne Vietnam (Cơ sở TP.HCM)
- Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Gia Định
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học FPT
- Trường Đại học Hoa Sen
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Trường Đại học Văn Hiến
...
Trường đại học công lập tự chủ tài chính là như thế nào?
Trường đại học công lập là trường học do nhà nước đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất để duy trì hoạt động. Hiện nay mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có không ít các trường đại học công lập đã thực hiện tự chủ tài chính.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, thì tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công, giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, phân loại mức độ tự chủ tài chính.
Theo đó, trường đại học công lập tự chủ tài chính là việc các trường đại học được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi trong hoạt động của mình.
Trường đại học công lập tự chủ tài chính thì có được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động hay không?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì nguồn tài chính của trường đại học công lập tự chủ tài chính gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
- Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Nguồn vốn vay của đơn vị; nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Theo đó, trường đại học công lập tự chủ tài chính có được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động trong một số hoạt động sau:
- Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định;
- Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
- Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước nhưng chưa bảo đảm chi thường xuyên;
- Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao (nếu có): Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao;
Kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để đặt hàng; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức theo đề án được duyệt;
- Vốn đầu tư phát triển của dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?