Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hiện nay được quy định bao gồm những gì? Công nghệ được quy định phải hạn chế chuyển giao khi nào?
- Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hiện nay được quy định bao gồm những gì?
- Công nghệ được quy định phải hạn chế chuyển giao khi nào?
- Việc chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao được thực hiện phải đảm bảo các yếu tố gì?
- Công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ có cần phải đăng ký chuyển giao công nghệ hay không?
Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hiện nay được quy định bao gồm những gì?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hiện nay được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP có nội dung bao gồm:
Xem thêm chi tiết Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao: Tại đây.
Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hiện nay được quy định bao gồm những gì? Công nghệ được quy định phải hạn chế chuyển giao khi nào? (Hình từ Internet)
Công nghệ được quy định phải hạn chế chuyển giao khi nào?
Căn quy định tại Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, hiện nay công nghệ được quy định phải hạn chế chuyển giao khi:
Công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
2. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:
a) Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
b) Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ thuộc các trường hợp nêu trên, thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và cấp giấy phép chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện.
Việc chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao được thực hiện phải đảm bảo các yếu tố gì?
Căn cứ Điều 28 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Điều 10 của Luật này phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
2. Việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Chấp thuận chuyển giao công nghệ.
Đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư đã được thẩm định, lấy ý kiến công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư thì không phải chấp thuận chuyển giao công nghệ;
b) Cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
3. Hằng năm, bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước; bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài phải thực hiện báo cáo việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ. Và trước khi thực hiện thủ tục Cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, cá nhân tổ chức phải thực hiện thủ tục để được chấp nhận chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 29 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
Công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ có cần phải đăng ký chuyển giao công nghệ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Như vậy đối với công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ không phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ khi thực hiện hợp đồng chuyển giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?