Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo hiện nay có bao gồm Đề thi THPT quốc gia hay không?
Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo hiện nay có bao gồm Đề thi THPT quốc gia hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020 quy định danh mục bí mật nhà nước tối mật thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay bao gồm:
- Kế hoạch, chương trình hành động, báo cáo, tài liệu kèm theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trực tiếp phục vụ chiến lược an ninh, quốc phòng chưa công khai.
- Đề thi chính thức, để thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
- Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.
Theo đó, đề thi chính thức của kỳ thi THPT quốc gia là bí mật nhà nước độ tối mật.
Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo hiện nay có bao gồm Đề thi THPT quốc gia hay không? (Hình từ Internet)
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật gồm những gì?
Ngoài ra, bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn bao gồm các bí mật mức độ mật như sau, căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020:
- Báo cáo về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục của các tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến chính trị, quốc phòng, an ninh chưa công khai.
- Kế hoạch, công văn, báo cáo về công tác dân tộc, tôn giáo có liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa công khai.
- Báo cáo và các công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về an ninh chính trị đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên chưa công khai.
- Hồ sơ về xét tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm chưa công khai.
- Vũ khí bộ binh hoán cải phục vụ cho giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Chương trình, dự án, đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chưa công khai.
- Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi, các văn bản về nhân sự của hội đồng/ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu giữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
Làm lộ bí mật nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có thể bị xử lý thế nào?
Hành vi làm lộ bí mật nhà nước có thể bị xử vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể về trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
- Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước tại Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Khung hình phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 15 năm tù.
- Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước tại Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (thay thế bởi điểm s khoản 2 Điều 2 và bổ sung bởi điểm o khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Khung hình phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 7 năm tù
Về trách nhiệm hành chính, người thực hiện hành vi bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Như vậy, người có hành vi làm lộ bí mật nhà nước chưa đủ cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi. Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi còn bị buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đã làm lộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?