Danh mục bệnh truyền nhiễm theo cách phân loại hiện nay? Những tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm?
Bệnh truyền nhiễm là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp sang con người. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Danh mục bệnh truyền nhiễm theo cách phân loại hiện nay? Những tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm?
Danh mục bệnh truyền nhiễm theo cách phân loại hiện nay?
Căn cứ vào Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, một số quy định được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 và Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 đã quy định về phân loại bệnh truyền nhiễm thành nhóm A. nhóm B và nhóm C.
Theo như quy định trên thì Danh mục bệnh truyền nhiễm sẽ được phân loại như sau:
- Danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
+ Bệnh bại liệt;
+ Bệnh cúm A-H5N1;
+ Bệnh dịch hạch;
+ Bệnh đậu mùa;
+ Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg);
+ Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile);
+ Bệnh sốt vàng;
+ Bệnh tả;
+ Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
+ Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra (hay thường được gọi là Covid-19)
- Danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm thuộc nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
+ Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno);
+ Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
+ Bệnh bạch hầu;
+ Bệnh cúm;
+ Bệnh dại;
+ Bệnh ho gà;
+ Bệnh lao phổi;
+ Bệnh do liên cầu lợn ở người;
+ Bệnh lỵ A-míp (Amibe);
+ Bệnh lỵ trực trùng;
+ Bệnh quai bị;
+ Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue);
+ Bệnh sốt rét;
+ Bệnh sốt phát ban;
+ Bệnh sởi;
+ Bệnh tay-chân-miệng;
+ Bệnh than;
+ Bệnh thủy đậu;
+ Bệnh thương hàn;
+ Bệnh uốn ván;
+ Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon);
+ Bệnh viêm gan vi rút;
+ Bệnh viêm màng não do não mô cầu;
+ Bệnh viêm não vi rút;
+ Bệnh xoắn khuẩn vàng da;
+ Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
+ Bệnh do vi rút Zika
- Danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm thuộc nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
+ Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia);
+ Bệnh giang mai;
+ Các bệnh do giun;
+ Bệnh lậu;
+ Bệnh mắt hột;
+ Bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans);
+ Bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia);
+ Bệnh phong;
+ Bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo);
+ Bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes);
+ Bệnh sán dây;
+ Bệnh sán lá gan;
+ Bệnh sán lá phổi;
+ Bệnh sán lá ruột;
+ Bệnh sốt mò;
+ Bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia);
+ Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta);
+ Bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas);
+ Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm;
+ Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie);
+ Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia);
+ Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trên đây là danh mục bệnh truyền nhiễm được phân loại theo quy định hiện nay.
Nhà nước có chính sách như thế nào để phòng chống bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.
2. Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.
3. Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.
5. Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
6. Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
7. Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, Nhà nước ta sẽ thực hiện một số chính sách như ưu tiên đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, khuyến khích nghiên cứu khoa học về phòng chống bệnh truyền nhiễm,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?