Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn nào? Bảng tiêu chí đánh giá từng tiêu chuẩn ra sao?
Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn bao gồm:
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
- Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ lãnh đạo, kiểm định viên, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Tiêu chuẩn 4: Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
- Tiêu chuẩn 5: Công khai, minh bạch hoạt động
Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn nào? Bảng tiêu chí đánh giá từng tiêu chuẩn ra sao?
Bảng tiêu chí đánh giá từng tiêu chuẩn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chí đánh giá từng tiêu chuẩn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Tiêu chuẩn | Tiêu chí đánh giá |
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý | - Tiêu chí 1.1: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm việc duy trì điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; - Tiêu chí 1.2: Tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược và văn hóa của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển của một pháp nhân với chức năng chính là kiểm định chất lượng giáo dục; - Tiêu chí 1.3: Xây dựng, ban hành các văn bản nội bộ để tổ chức, triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, gồm các văn bản về: + Tổ chức và hoạt động; + Chi tiêu nội bộ; + Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; + Quản lý và sử dụng cán bộ, nhân viên; + Đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng; - Tiêu chí 1.4: Xây dựng, ban hành văn bản nội bộ để tổ chức thực hiện việc quản lý kiểm định viên nhằm bảo đảm hoạt động độc lập, khách quan, trung thực và không xung đột lợi ích với các bên liên quan, gồm: + Quy tắc đạo đức kiểm định viên; + Quy định về việc thực hiện đánh giá kiểm định viên; + Quy định về việc giải trình, giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân đối với kiểm định viên hoặc kết quả hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; - Tiêu chí 1.5: Thực hiện việc báo cáo gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định; thực hiện việc cải tiến chất lượng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan; - Tiêu chí 1.6: Hằng năm, có tham gia và đóng góp tích cực với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, chính sách về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. |
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ lãnh đạo, kiểm định viên, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục | - Tiêu chí 2.1: Giám đốc, Phó Giám đốc bảo đảm tiêu chuẩn và thực hiện nhiệm vụ theo quy định; - Tiêu chí 2.2: Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm quy định về số lượng, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên và được định kỳ đánh giá; - Tiêu chí 2.3: Số lượng kiểm định viên phải được duy trì, phát triển đáp ứng yêu cầu về quy mô, phạm vi hoạt động và kế hoạch chiến lược của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; - Tiêu chí 2.4: Kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm thực hiện đúng quy định hiện hành đối với kiểm định viên, được tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đánh giá thường xuyên theo quy định; - Tiêu chí 2.5: Có kiểm định viên làm việc toàn thời gian tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài. |
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị | - Tiêu chí 3.1: Bảo đảm và phát triển về cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo lộ trình và sự phát triển của tổ chức; - Tiêu chí 3.2: Xây dựng, vận hành trang thông tin điện tử để thực hiện công khai thông tin theo quy định; - Tiêu chí 3.3: Bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; thông tin, dữ liệu hoạt động được lưu trữ đầy đủ, khoa học và bảo mật thông tin. |
Tiêu chuẩn 4: Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục | - Tiêu chí 4.1: Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng đối tượng, phạm vi ghi trong giấy phép hoạt động và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản nội bộ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành; - Tiêu chí 4.2: Đoàn đánh giá ngoài thực hiện nhiệm vụ và nguyên tắc làm việc theo quy định của pháp luật và văn bản nội bộ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm chất lượng trong việc viết báo cáo đánh giá ngoài, đưa ra các nhận định chính xác về thực trạng, các khuyến nghị hữu ích và có giá trị đối với cơ sở giáo dục; - Tiêu chí 4.3: Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện nhiệm vụ và nguyên tắc làm việc theo quy định của pháp luật và văn bản nội bộ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm độc lập, khách quan trong hoạt động thẩm định kết quả đánh giá; cung cấp các thông tin có giá trị cho các bên liên quan; - Tiêu chí 4.4: Cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; - Tiêu chí 4.5: Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo, quản lý, nhân viên và kiểm định viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; - Tiêu chí 4.6: Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên (nếu có) theo quy định; đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu của chương trình bồi dưỡng; - Tiêu chí 4.7: Tham gia vào mạng lưới các tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế hoặc có thỏa thuận hợp tác quốc tế trong việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. |
Tiêu chuẩn 5: Công khai, minh bạch hoạt động | - Tiêu chí 5.1: Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: + Giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; + Sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; + Tầm nhìn, sứ mạng và chiến lược phát triển; + Quy chế tổ chức và hoạt động; + Các hướng dẫn chi tiết do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành để thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục; - Tiêu chí 5.2: Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cập nhật trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Cơ cấu tổ chức, danh sách Giám đốc, Phó Giám đốc, kiểm định viên làm việc toàn thời gian, viên chức, người lao động, danh sách hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, danh sách kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất; - Tiêu chí 5.3: Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cập nhật trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học các hoạt động đánh giá, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; - Tiêu chí 5.4: Công khai tài chính theo quy định của pháp luật. |
Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chu kỳ, quy trình đánh giá
1. Chu kỳ đánh giá
a) Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước là 05 năm, được thực hiện trước khi giấy phép hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn;
b) Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam theo thời hạn ghi trên quyết định công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
2. Quy trình đánh giá
a) Tự đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước là 05 năm, được thực hiện trước khi giấy phép hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn.
Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 11/8/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?