Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền theo nguyên tắc nào? Có mấy tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền?
Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia.
3. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.
4. Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo như quy định trên, việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được căn cứ theo 4 nguyên tắc trên.
Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền theo nguyên tắc nào? Có mấy tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền? (Hình từ Internet)
Có mấy tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;
b) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
3. Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;
b) Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
4. Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:
a) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;
b) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;
c) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;
d) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.
Theo như quy định trên, Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm 3 tiêu chí:
- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền;
- Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền
- Tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện định kỳ trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền.
2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm sau đây:
a) Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định;
b) Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.
3. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.
Theo như quy định trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền định kỳ 5 năm.
Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/4/2023, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?