Đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trên những tiêu chí nào?
- Đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trên những tiêu chí nào?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Trình tự và nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
Đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trên những tiêu chí nào?
Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định như sau:
Tiêu chí, thang điểm đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ tiến hành bằng cách cho điểm vào Phiếu đánh giá hồ sơ quy định tại Mẫu B8-ĐGNV ban hành kèm theo Thông tư này. Số điểm tối đa cho một hồ sơ là 100 điểm. Cụ thể như sau:
1. Tiêu chí về tính cấp thiết của nhiệm vụ: tối đa 15 điểm.
2. Tiêu chí về tính khả thi của nhiệm vụ: tối đa 50 điểm.
3. Tiêu chí về tính hiệu quả và khả năng duy trì, nhân rộng của nhiệm vụ: tối đa 35 điểm.
Theo như quy định trên thì việc đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được thực hiện dự trên 3 tiêu chí:
- Tính cấp thiết
- Tính khả thi
- Tính hiệu quả và khả năng duy trì, nhân rộng của nhiệm vụ.
Thang điểm của tiêu chí về tính cấp thiết tối đa là 15 điểm, tính khả thi tối đa là 50 điểm và tính hiệu quả, khả năng duy trì, nhân rộng nhiệm vụ tối đa là 35 điểm.
Đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia trên những tiêu chí nào?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định như sau:
Công tác chuẩn bị cho các phiên họp, nguyên tắc, trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
Công tác chuẩn bị cho các phiên họp, nguyên tắc, trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
1. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chỉ tiến hành họp khi có sự tham dự của ít nhất 05 thành viên (đối với Hội đồng có 07 thành viên) hoặc 07 thành viên (đối với Hội đồng có 09 thành viên), trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng và 02 ủy viên phản biện, Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng. Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp bằng văn bản theo Mẫu B14-GUQ ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm đánh giá hồ sơ trung thực, khách quan và công bằng, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và chịu trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.
c) Phiên họp của Hội đồng tư vấn có thể thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia như sau:
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chỉ tiến hành họp khi có sự tham dự của ít nhất 05 thành viên (đối với Hội đồng có 07 thành viên) hoặc 07 thành viên (đối với Hội đồng có 09 thành viên), trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng và 02 ủy viên phản biện, Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng.
- Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm đánh giá hồ sơ trung thực, khách quan và công bằng, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và chịu trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.
- Phiên họp của Hội đồng tư vấn có thể thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Trình tự và nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quy định như sau:
Công tác chuẩn bị cho các phiên họp, nguyên tắc, trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
Công tác chuẩn bị cho các phiên họp, nguyên tắc, trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
...
2. Trình tự và nội dung làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo trình tự và nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, điểm a, b, c và đ khoản 5, khoản 7, 9, 10 và khoản 11 Điều 11 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN.
b) Phiếu nhận xét được lập theo Mẫu B7-NXNV; Biên bản kiểm phiếu được lập theo Mẫu B9-BBKP, Mẫu B10-THKP; Biên bản họp Hội đồng lập theo Mẫu B11-BBHĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trình tự và nội dung làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?