Dán nhãn và công bố thông tin nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy như thế nào?

Tôi có thắc mắc mong được ban tư vấn hỗ trợ giải đáp rằng việc dán nhãn và công bố thông tin nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Dán nhãn và công bố thông tin nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy?

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về dán nhãn và công bố thông tin nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy cụ thể như sau:

(1) Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải thực hiện dán nhãn và công bố thông tin theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

(2) Dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Vị trí, kích thước, màu sắc, hình ảnh, ký hiệu, ngôn ngữ của nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

- Nội dung thể hiện trên nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy, bao gồm: tên và hàm lượng chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị hoặc thông tin về việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến chất ô nhiễm khó phân hủy và các thông tin khác theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

(3) Đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh không có bao bì thương phẩm, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phải gửi thông báo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và thực hiện việc công bố thông tin chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân.

(4) Tổ chức, cá nhân sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải dán nhãn, công bố thông tin chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi thực hiện đánh giá sự phù hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định này và trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về việc dán nhãn, công bố thông tin đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải thực hiện các biện pháp khắc phục, thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Đánh giá sự phù hợp và kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy?

Tại Điều 40 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về đánh giá sự phù hợp và kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy cụ thể là:

(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất phải gửi văn bản tới Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo kết quả đánh giá sự phù hợp đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy sau khi được thông quan và trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

(2) Việt Nam công nhận, thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp đối với nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy do tổ chức quốc tế, quốc gia có năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật.

(3) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy trước khi dán nhãn, công bố thông tin phải lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng.

(4) Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy.

(5) Việc kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Mẫu quyết định thành lập đoàn kiểm tra, biên bản kiểm tra và kết quả đánh giá sự phù hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Trường hợp phát hiện chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phải bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và công khai thông tin theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chất ô nhiễm khó phân hủy

Chất ô nhiễm khó phân hủy

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy cụ thể như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải bảo đảm không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm tiêu hủy, xử lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép bằng hình thức tự xử lý theo công nghệ phù hợp đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc chịu toàn bộ trách nhiệm và chi phí tiêu hủy, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định này phải có văn bản thông báo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về khối lượng và tên chất POP trước khi thực hiện hoạt động nhập khẩu đối với từng lô hàng.

(3) Tổ chức, cá nhân sản xuất chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy và tổ chức, cá nhân sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp có trách nhiệm sau đây:

- Hằng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về khối lượng, chủng loại chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị. Nội dung báo cáo được tích hợp trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

- Có kế hoạch ngừng sản xuất, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy trong trường hợp vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định;

- Thực hiện các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định;

- Chuyển giao chất thải có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực xử lý theo quy định.

(4) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm đánh giá, cảnh báo rủi ro và xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đối với khu vực đất bị ô nhiễm chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Dán nhãn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dán nhãn và công bố thông tin nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dán nhãn
791 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dán nhãn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào